Dồn sức cho công nghiệp chế biến

Minh Phương 06/03/2021 08:43

Số liệu của Bộ Công thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 2/2021 ước đạt 20 tỷ USD, mặc dù giảm 29,9% so với tháng trước, song tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 48,55 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước.

Điểm đáng chú ý trong 2 tháng đầu năm 2021 chính là sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến khi đạt kim ngạch 42,47 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 87,5% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.

Những con số nói trên cho thấy bất chấp đại dịch Covid-19, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thác những cơ hội, tiềm năng từ các FTA này, chúng ta cũng sẽ đối diện không ít thách thức, áp lực đối với thị trường trong nước. Theo giới chuyên gia kinh tế, nhiều quy định được đưa ra ở các FTA thực sự là những bài toán khó buộc các doanh nghiệp trong nước phải rất nỗ lực tìm lời giải. Rõ rệt nhất là những quy định về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may.

Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), đây là một trong những vấn đề gây đau đầu đối với các DN ngành may mặc khi các FTA được thực thi. Bởi, phần lớn nguyên liệu cho sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của chúng ta đang phải nhập từ Trung Quốc hoặc ASEAN. Do đó, để có thể tận dụng được các cơ hội mà những FTA thế hệ mới mang lại, các DN cần phải rất nỗ lực trong việc chuyển hướng nhập khẩu nguồn nguyên liệu trong ngành này.

Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 150 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất hơn một triệu tấn sản phẩm/năm, song tỷ lệ nguyên liệu đưa vào chế biến đạt thấp, chỉ khoảng 5 đến 10%; tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là 56,2%. Trong khi đó, chế biến đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền nông nghiệp.

Với EVFTA cũng tương tự. Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định, châu Âu vốn ưa chuộng các sản phẩm chế biến theo chiều sâu, cho nên muốn gia tăng lượng hàng hóa cũng như kim ngạch xuất khẩu, ngành nông nghiệp cần dồn sức phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến trong thời gian tới. Phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến chính là giải pháp hữu hiệu nhất để các sản phẩm trái cây, hàng nông sản của Việt Nam có thể mở rộng và giữ vững thị phần tại thị trường châu Âu.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Dồn sức cho công nghiệp chế biến

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO