Du lịch 'trượt' mục tiêu

Nam Việt

Tại sao không đạt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2022 dù Việt Nam là quốc gia mở cửa trở lại sớm nhất trong khu vực? Đâu là nút thắt khiến du lịch “trượt” mục tiêu và thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác? Đó là câu hỏi cần có câu trả lời rõ ràng, nhất là khi chúng ta luôn tự hào về tốc độ tăng trưởng của “ngành công nghiệp không khói” những năm qua.

Ngày 12/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Kể từ đó Việt Nam “mở cửa”, trở thành một trong những quốc gia đầu tiên thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế.

Ngày 30/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 15/2/2022, lãnh đạo Chính phủ họp với các bộ, ngành bàn phương án mở cửa hoạt động du lịch trong bối cảnh thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, gắn với từng bước phục hồi kinh tế - xã hội.

Ngày 25/2/2022, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch ban hành Công văn 597 về công tác chuẩn bị phục vụ mở cửa lại hoạt động du lịch, trong đó, đề nghị các địa phương mở cửa hoạt động du lịch từ 15/3/2022.

Ngày 17/3/2022, Bộ Y tế ban hành Văn bản số 1265 hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 với người nhập cảnh. Theo đó, người nhập cảnh không phải cách ly, trẻ dưới 2 tuổi nhập cảnh không phải xét nghiệm.

Ngày 13/5/2022, Chính phủ ban hành Công điện số 416. Theo đó, kể từ 00 giờ ngày 15/5/2022 không phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Như vậy có thể thấy, Việt Nam đã rất chủ động mở cửa. Chủ trương đúng đắn đó đã giúp kinh tế - xã hội phát triển mạnh, tăng trưởng GDP của Việt Nam thuộc tốp cao trên thế giới trong năm 2021 (2,58%), cũng như năm 2022 này (ước đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu đề ra là 6 - 6,5%).

Trong bối cảnh đó, ngành du lịch lại không đạt kế hoạch với du khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với một số quốc gia trong khu vực. 11 tháng của năm 2022, cả nước chỉ đón khoảng 2,95 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn so với chỉ tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế đặt ra và giảm 81,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, khách du lịch nội địa 11 tháng đạt 95,3 triệu lượt, nhiều hơn 11,3 triệu lượt so với kết quả từng được cho là kỷ lục của năm trước đại dịch 2019.

Nói như chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên thì sự tương phản giữa sự phục hồi “rực rỡ” của du lịch nội địa với sự tăng trưởng “đì đẹt” của du lịch quốc tế là vấn đề cần phải được xem xét. Phải trả lời được câu hỏi tại sao Thái Lan, Malaysia… đi sau nhưng lại vượt chúng ta, khi mà Việt Nam đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi du lịch châu Á sau Covid-19.

Mở cửa chậm hơn Việt Nam nhưng Thái Lan vẫn đón được hơn 10 triệu lượt khách quốc tế năm 2022. Bắt đầu từ ngày 1/10/2022 Thái Lan không yêu cầu du khách xuất trình bằng chứng đã tiêm phòng hoặc bằng chứng xét nghiệm âm tính để nhập cảnh. Còn Việt Nam đã mở cửa trước đó gần 5 tháng, từ 13/5.

Sự “đì đẹt” của du lịch quốc tế năm 2022 ở ta được cơ quan quản lý nhà nước lý giải bằng nhiều lý do, trong đó nổi lên việc thị thực và mối quan hệ hàng không - du lịch. Tuy nhiên, quan trọng vẫn phải là giải pháp. Vậy, chúng ta có những giải pháp gì để khắc phục sự chậm chạp ấy? Được biết, Năm du lịch quốc gia 2023 với chủ đề “Hội tụ xanh” sẽ có 208 sự kiện và hoạt động. Rất nhiều, hay nói khác đi là quá nhiều và rồi liệu có hiệu quả?

Nhân câu chuyện này xin được dẫn một báo cáo được công bố tại triển lãm thương mại du lịch quốc tế International Luxury Travel Market (Cannes, Pháp) mới đây. Trong đó có một nội dung rất đáng chú ý: Năm 2023, dự báo 60% những người có thu nhập tốt sẽ ưu tiên những chuyến nghỉ dưỡng "wellness" - kiểu nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Trong khi số người nói rằng sẽ cắt giảm chi tiêu cho du lịch chỉ vào khoảng 10%, thì hơn 50% số người được hỏi sẵn sàng trả thêm 20% cho những kỳ nghỉ bền vững.

Nếu nhìn vào kiểu nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, thì Việt Nam rất có lợi thế. Chúng ta có đầy đủ du lịch biển, du lịch vùng núi, du lịch đồng bằng, trong đó hệ thống Homestay, du lịch cộng đồng luôn sẵn sàng đón khách.

Vấn đề còn lại là ngành du lịch làm gì để thu hút khách du lịch quốc tế trở lại Việt Nam mà thôi.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Không chủ quan trước bão lũ

Không chủ quan trước bão lũ

Mùa bão lũ lại đến trong thấp thỏm lo âu. Các tỉnh Bắc miền Trung lại vừa chịu cảnh dầm mình trong lũ, nhiều khu vực bị cô lập, nhiều trẻ em phải nghỉ học.
Ứng phó với hạn mặn

Ứng phó với hạn mặn

Theo cơ quan khí tượng thủy văn, lưu lượng dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giảm ngay từ đầu mùa khô và sẽ kéo dài đến tháng 3/2024.
Lo xa chuyện... Tết

Lo xa chuyện... Tết

Tại thời điểm này, quý cuối cùng của năm 2023 cũng sắp bắt đầu. Lo tăng tốc kinh tế cuối năm và xa hơn cũng là lo Tết.
Lạm thu - chuyện đến mùa lại nóng

Lạm thu - chuyện đến mùa lại nóng

Không còn là chuyện rỉ tai, ai cũng biết mà không ai nói ra, một lớp học ở ngôi trường danh giá bậc nhất Thủ đô đã phải hoàn trả lại khoản thu quỹ phụ huynh lên tới ...
Sa lầy trong game online

Sa lầy trong game online

Năm học mới 2023-2024 chưa được một tháng nhưng giáo viên nhiều trường phổ thông đã than thở: Nhiều học sinh “nghiện” game, liên tục dùng điện thoại thông minh lướt ...
Kỳ vọng thể thao Việt Nam

Kỳ vọng thể thao Việt Nam

Lễ khai mạc hoành tráng Asiad 19 đã diễn ra tối 23/9/2023 tại Hàng Châu (Trung Quốc), đánh dấu sự khởi đầu cho màn tranh tài của những vận động viên xuất sắc nhất ...
Doanh thu truyền thông 'chảy' đi đâu?

Doanh thu truyền thông 'chảy' đi đâu?

Ảnh hưởng của mạng xã hội, các nền tảng xuyên biên giới khiến các cơ quan truyền thông Việt Nam gặp nhiều khó khăn, dẫn tới thiếu hụt nguồn thu, sụt giảm bạn đọc.

Tin nóng

Nỗ lực 'xanh hóa'

Nỗ lực 'xanh hóa'

Thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết, cả nước mỗi năm có đến 60.000 công trình được cấp phép xây dựng nhưng đến nay chỉ có 300 công trình được chứng nhận xanh...

Xem nhiều nhất