Giám sát sau sắp xếp

Hoài Vũ 13/02/2020 08:00

Tính đến nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Đề án về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, cấp huyện tại 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Như vậy, Chính phủ đã cơ bản hoàn thành việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định Đề án sắp xếp ĐVHC của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 1. Do đó vấn đề được đặt ra là quá trình tổ chức thực hiện, và kiểm tra, giám sát việc thực hiện để Nghị quyết đi vào cuộc sống.

“Giảm 6 đơn vị cấp huyện, 544 đơn vị cấp xã” là kết quả bước đầu đạt được trong giai đoạn 1 của việc sắp xếp các ĐVHC. Vì thế ngay sau khi Đề án sắp xếp các ĐVHC cuối cùng của giai đoạn 1 được thông qua vào ngày 11/2, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết của UBTV Quốc hội về sắp xếp các ĐVHC, kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của địa phương để có biện pháp tháo gỡ, khắc phục và kịp thời có kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn 2, từ năm 2022-2030 theo Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Việc sắp xếp các ĐVHC chính là bước cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã; Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của UBTV Quốc hội về sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021; và Nghị quyết số 32/NQ-CP của Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp các ĐVHC trong giai đoạn 2019-2021. Thực tế thì vấn đề tổ chức triển khai thực hiện luôn được coi là khâu yếu kém nhất hiện nay. Chính sách có đúng đắn, hoàn thiện đến mấy nhưng nếu quá trình tổ chức thực hiện yếu kém thì kết quả đem lại sẽ không như mong muốn.

Trong vấn đề sắp xếp ĐVHC, vấn đề được cho là khó, nhạy cảm chính là sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ sau quá trình sắp xếp, nhất là xử lý đối với những cán bộ bị dôi dư. Nó không chỉ nằm ở việc dành một nguồn ngân sách để giải quyết chế độ cho cán bộ mà còn là vấn đề tâm tư, tình cảm. Rồi ngay bản thân bố trí, lựa chọn cán bộ sao cho phù hợp với nhiệm vụ mới là việc khó khăn, không chỉ là năng lực trình độ mà còn có vai trò trách nhiệm của cấp ủy cấp trên trong bố trí, lựa chọn cán bộ...

Chưa kể, việc đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, trụ sở cơ quan để vừa không lãng phí nguồn lực, vừa bảo đảm tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số nhưng cũng phải bảo đảm các nguồn lực cần thiết để phát triển trong tương lai khi có những nơi sáp nhập 3 xã thành 1 xã; 2 huyện thành 1 huyện.

Để quá trình thực hiện sắp xếp các ĐVHC được thành công theo tinh thần Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị, thì rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, và vai trò giám sát của Mặt trận trong quá trình tổ chức thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC. Do đó ngay sau khi Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị ban hành, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn gửi MTTQ các tỉnh, thành phố giám sát việc thực hiện triển khai Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị nhằm góp phần thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng trong việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Theo đó, yêu cầu kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, phát hiện phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Từ thực tế của các địa phương, ban ngành có thể thấy, điều mà cả hệ thống chính trị, nhân dân kỳ vọng chính là việc thực hiện sắp xếp các ĐVHC sẽ được tổ thực hiện hiện tốt như tinh thần của Nghị định 100 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nhiều ma men đã phải “suy nghĩ trước khi nâng chén”. Suy cho cùng dẫu là vấn đề “nhạy cảm”, “đụng chạm”, “khó khăn” nhưng nếu quyết tâm chính trị thì vẫn sẽ thực hiện được tốt. Và nó nằm ở trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu chính quyền các cấp.

UBND TP HCM đã có văn bản gửi Bộ Nội vụ đề nghị chưa đăng ký thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện, bao gồm 20 cơ quan chuyên môn (sở, ngành) trực thuộc và 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp quận, huyện. Lý do là TP HCM có dân số lớn nhất nước, với gần 9 triệu dân (chưa kể người vãng lai), là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục,... và đang phải giải quyết khối lượng công việc của các sở ban ngành còn tồn đọng rất lớn. Do đó, thành phố cần thời gian nghiên cứu chặt chẽ, bảo đảm hiệu quả trước khi thực hiện thí điểm. Bên cạnh đó, một số cơ quan, đơn vị của TP HCM đang được điều chỉnh, thành lập mới cho phù hợp tình hình thực tế… Thành Luân

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Giám sát sau sắp xếp

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO