Giới thiệu những bức ảnh 'lịch sử' của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hoàng Minh 22/08/2021 13:18

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), sáng 22/8, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khởi động Triển lãm trực tuyến với chủ đề “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại”.

Triển lãm giới thiệu 200 tài liệu, hình ảnh gồm 3 chủ đề: Từ nhân dân mà ra, Người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Di sản của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, góp phần khắc họa chân dung một chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi học Luật tại Hà Nội, năm 1934.
Thầy giáo Võ Nguyên Giáp dạy tại trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội, năm 1939.
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp đứng đầu, tại Cao Bằng, ngày 22/12/1944. Đây là hạt nhân đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, tham gia trực tiếp vào khởi nghĩa giành chính quyền Tháng 8/1945. Nguồn: TTXVN.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền, 26/8/1945. Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Võ Nguyên Giáp trong ngày phong hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, tại Định Hóa, Thái Nguyên, ngày 28/5/1948. Nguồn: Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh họp quyết định mở mặt trận có tính chiến lược: “Tiêu diệt tập đoàn quân viễn chinh tinh nhuệ Pháp tai Điện Biên Phủ”, tháng 12/1953. Nguồn: TTXVN.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại phòng làm việc tầng 2 Nhà Con Rồng, trước năm 1968. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Các chiến sĩ vào chi viện cho tiền tuyến miền Nam qua con đường Trường Sơn. Nguồn: TTXVN.
Quân ủy Trung ương họp và nhận định về âm mưu mới của Mỹ trong việc ném bom phá hoại miền Bắc. Trên cơ sở đó, Quân ủy Trung ương ra chỉ thị số 81/QU “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại mới của đế quốc Mỹ”, ngày 17/2/1972.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh máy bay B-52 của Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân, năm 1972. Nguồn: Bảo tàng Phòng không Không quân Việt Nam.
Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18/12/1974 - 8/1/1975). Chủ trì Hội nghị là Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn (đứng giữa); hàng bên trái, từ dưới lên, gồm: đồng chí Phạm Hùng (thứ 2), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thứ 4), đồng chí Lê Đức Thọ; hàng bên phải, từ dưới lên, gồm Đại tướng Văn Tiến Dũng, đồng chí Trường Chinh, đồng chí Phạm Văn Đồng.Tại Hội nghị này, Bộ Chính trị đã thông qua Kế hoạch chiến lược 2 năm 1975, 1976; nhấn mạnh cả năm 1975 là thời cơ và nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao đổi phương án tác chiến trước khi Trung tướng Lê Trọng Tấn vào chiến dịch.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao đổi với Tổ Trung tâm tại phòng làm việc, năm 1975.
Quân ủy Trung ương họp ngày 31/3/1975 quyết định: Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4/1975. Phương châm là “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Ngày 7/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương ra bức mật điện số 1574, lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
Ngày 14/4/1975, tại Tổng Hành dinh (Nhà D67), Bộ Chính trị quyết định đặt tên chiến dịch Sài Gòn - Gia Định là chiến dịch Hồ Chí Minh. Chủ trì cuộc họp là đồng chí Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn (ngồi thứ 3 bên phải), tiếp theo là đồng chí Trường Chinh…; bên trái, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (đang phát biểu).
Tại Tổng Hành dinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương theo dõi, nắm bắt từng bước diễn biến rất nhanh của các mặt trận, luôn kịp thời đưa ra những chỉ đạo phù hợp cho các hướng tấn công.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh cùng cán bộ chủ chốt trước nhà Quân ủy Trung ương, ngày 30/4/1975.
Hiện nay, Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (Nhà và Hầm D67) là một di tích quan trọng trọng Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Phòng họp Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương (1968 - 1980) tại di tích Nhà D67.
Phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1968 - 1980) tại di tích Nhà D67.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Giới thiệu những bức ảnh 'lịch sử' của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO