Giải bài toán an ninh năng lượng

Duy Phương

Chưa khi nào, bài toán an ninh năng lượng lại được đặt ra cấp thiết như lúc này. Thiếu hụt nguồn cung điện đang là vấn đề đau đầu nhất hiện nay đối với nhà quản lý.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, những ngày giữa tháng 5 vừa qua, mặc dù mới vào đầu mùa nắng nóng, song công suất đầu nguồn của hệ thống điện toàn quốc đã đạt đến mức đỉnh điểm và điều này xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử ngành điện.

Giải bài toán an ninh năng lượng

Điện mặt trời là sự lựa chọn hợp lý. 

Cụ thể, vào lúc13h40 ngày 18/5/2019, EVN cho biết, công suất hệ thống điện toàn quốc đã đạt tới 36.006 MW, ngoài ra sản lượng tiêu thụ điện ngày 18/5/2019 của cả nước cũng ghi nhận con số cao kỷ lục ở mức 756,9 triệu kWh. Với nhu cầu điện tăng trưởng khoảng 10%/năm, Việt Nam cần bổ sung khoảng 3.500- 4.000 MW công suất nguồn điện mới mỗi năm. Tuy nhiên, trong 2 năm tới, sẽ chỉ có khoảng 2.000- 2.500 MW nguồn điện truyền thống và khoảng 4.000 MW năng lượng tái tạo với tính chất không ổn định được bổ sung. Thực tế này gây không ít khó khăn trong việc vận hành hệ thống điện để cân đối cung- cầu, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Giới chuyên gia đã cảnh báo: Trong vòng 15 năm tới, mức tăng trưởng điện năng thương mại liên tục tăng cao và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng nhanh và mạnh nên Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn về nhu cầu năng lượng.

Những dữ liệu nói trên cho thấy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải đồng lòng để tìm ra lời giải cho bài toán an ninh năng lượng quốc gia trong bối cảnh hiện nay. Theo Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, để đáp ứng nhu cầu điện các năm tới, cả nước cần tới 60.000 MW vào năm 2020, con số này tăng lên xấp xỉ 97.000 MW vào năm 2025 và tăng lên 129.500 MW vào năm 2030. Như vậy, tổng công suất nguồn điện cần đưa vào vận hành từ nay đến năm 2030 bình quân tăng thêm khoảng 6.000 - 7.000 MW/năm. Trong khi đó, phía EVN cho biết, hiện công suất nguồn điện cả nước mới chỉ đạt 47.750 MW, với sản lượng điện thương phẩm là 192,1 tỷ kWh.  Như vậy để đáp ứng được những mục tiêu nói trên, thì trong khoảng 1 thập kỷ tới, Việt Nam cần phải nâng công suất lên 129.500 MW và sản lượng hơn 570 tỷ kWh. 

Trong bối cảnh hiện nay, với những lợi thế mà nhiệt điện mang lại, thì hơn hết, nhiệt điện vẫn là lĩnh vực ưu tiên hơn cả để đáp ứng cho nguồn cung điện trong thời gian tới, giải quyết trước mắt nguy cơ thiếu hụt nguồn cung điện đang ngày càng hiện hữu. 

Tuy nhiên, trong dư luận có nhiều ý kiến cho rằng ngành điện dành quá nhiều ưu ái cho phát triển nhiệt điện than, tuy có lợi thế về kinh tế hơn hẳn so với các nguồn năng lượng tái tạo khác, song, nhiệt điện than mang lại nhiều hệ lụy về môi trường sống. Đáng chú ý, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang loại bỏ dần và nói không với nhiệt điện. Điều đó cho thấy, nếu tiếp tục tìm cách phát triển nhiệt điện có nghĩa là chúng ta đang đi ngược với xu thế chung của thế giới, và vô hình trung, chúng ta cũng đang hủy hoại môi trường sống của chính chúng ta. 

Vì vậy, lời giải tối ưu nhất cho bài toán an ninh năng lượng nằm ở “năng lượng tái tạo”, được coi là giải pháp cho nguy cơ thiếu điện và cho sự tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững trong đó điện gió và điện mặt trời là sự lựa chọn hợp lý nhất cho vấn đề này. 

Theo EVN, trong thời gian qua, ngành điện đã và đang chú trọng vào việc phát triển các dự án điện mặt trời với 88 nhà máy điện mặt trời được đóng điện trong 3 tháng 4,5,6 của năm 2019 trong khi chỉ có khoảng 147 nhà máy điện mặt trời có công suất từ 30 MW trở lên được hòa lưới và vận hành trên toàn quốc trong những năm qua. 

Trên thực tế, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về năng lượng như năng lượng gió, mặt trời, thủy điện, nhiệt điện… Đáng chú ý, với nguồn năng lượng tái tạo, Việt Nam nằm trong giới hạn giữa xích đạo và chí tuyến Bắc, thuộc vùng nội chí tuyến có ánh nắng mặt trời chiếu sáng quanh năm, nhất là khu vực Nam Bộ, như vậy nguồn điện mặt trời là rất dồi dào. Với năng lượng gió, đất nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, lại có một bờ biển dài trên 3.000 km, thì Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng năng lượng gió... Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ làm gì, làm như thế nào để khai thác tốt những nguồn năng lượng sẵn có và từ đó biến chúng thành điện, không phụ thuộc vào một nguồn năng lượng nào. Với những nỗ lực mà ngành điện đang thực hiện để khai thác các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có các dự án điện mặt trời, chắc hẳn việc giải bài toán an ninh năng lượng sẽ không còn quá khó (!)       

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Dám nghĩ, dám làm

Dám nghĩ, dám làm

Bộ Nội vụ đã ban hành dự thảo (lần hai) Nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.
Một thông tư, nhiều điều lợi

Một thông tư, nhiều điều lợi

Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2021 của Bộ Giao thông vận tải, trong đó có việc điều chỉnh chu kỳ kiểm định phù hợp đối với một số loại xe cơ giới tham gia giao ...
Làm gì để kẻ gian 'hết đất diễn'?

Làm gì để kẻ gian 'hết đất diễn'?

Liên tục thời gian gần đây nhiều người bị lừa đảo thông qua những cú điện thoại hay là hoạt động trên mạng xã hội. Việc không mới nhưng thực tế cho thấy đang diễn ...
Muốn đi xa thì phải đi cùng nhau

Muốn đi xa thì phải đi cùng nhau

Để phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp không nên cạnh tranh lẫn nhau về giá mà phải bằng chất lượng dịch vụ và sản phẩm khác biệt.
Tìm cách cứu ao, hồ

Tìm cách cứu ao, hồ

UBND thành phố Hà Nội đã chính thức phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố.
Núp bóng công ty luật để đòi nợ thuê

Núp bóng công ty luật để đòi nợ thuê

Đề nghị Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan xử lý nghiêm minh trường hợp đòi nợ thuê núp bóng công ty luật, công ty mua bán nợ; tình trạng lập công ty “ma” để ...
Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Bộ Nội vụ đã gửi sở Nội vụ các địa phương dự thảo (lần hai) Nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì ...

Tin nóng

Gỡ nút thắt cải cách hành chính

Gỡ nút thắt cải cách hành chính

Nếu thuộc chủ quan của mình mà chậm trễ trong việc giải quyết thủ tục, tác động xấu đến tâm tư tình cảm, ảnh hưởng tới giá trị vật chất của người dân, doanh nghiệp thì phải đi xin lỗi chứ không gửi thư xin lỗi.

Xem nhiều nhất