Hà Nội: Nỗi lo 'mất Tết' của các nhà xe

Lê Khánh

Không sôi động như những năm trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng người đi xe khách giảm mạnh. Đáng nói, chỉ còn hơn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2022, các khu vực bán vé tại các bến xe Hà Nội khá ảm đạm.

Xót ruột vì cận Tết xe vẫn “chở gió”

Dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát với xu hướng phức tạp hơn đã khiến cho việc đi lại bằng các phương tiện công cộng của người dân trong các bến xe giảm sâu. Tại các bến xe trên địa bàn Hà Nội, nhà xe buồn thiu còn hành khách thì thấp thỏm nỗi lo dịch bệnh.

Theo ghi nhận của PV Báo Đại Đoàn Kết, tại các bến xe lượng hành khách đặt mua vé xe về quê dịp Tết Nguyên Đán 2022 rất thấp. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách.

Ngoài ra, tại bến xe Mỹ Đình những ngày cuối năm lượng khách cũng không đông hơn những ngày thường, thậm chí nhiều xe rời bến chỉ có 1-2 hành khách.

Liệu đây có phải nguyên nhân khiến hàng loạt xe chạy kiểu “rùa bò” trên tuyến đường Phạm Hùng, phía đối diện với cổng bến xe để kiếm thêm những hành khách.

Dù chỉ còn hơn nửa tháng là đến Tết Nguyên đán 2022 nhưng lượng khách đặt vé rất thấp.
Dù chỉ còn hơn nửa tháng là đến Tết Nguyên đán 2022 nhưng lượng khách đặt vé rất thấp.

Anh Lê Hùng Dũng, nhà xe chạy tuyến Hà Nội - Lào Cai cho biết: “Nếu như những năm trước, khi chưa có dịch Covid- 19 thì ngay từ đầu tháng cuối năm, nhà xe chúng tôi đã phải sắp xếp phương tiện, lái phụ xe để tăng cường đưa các hành khách về quê vì lượng khách đặt đông. Nhưng năm nay, dù chỉ còn hơn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán nhưng mới chỉ có gần 20 hành khách đặt vé về quê vào ngày 27 và 28 âm lịch".

Anh Dũng chia sẻ, năm nay thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, lượng khách và hàng hóa hầu như không đủ để bù lỗ vào tiền xăng dầu, thuê nhân viên, đi lại… cho các chủ nhà xe. Từ khi được hoạt động trở lại, sản lượng của nhà xe chỉ đạt 20% so với trước kia. Hiện mỗi chuyến xe xuất bến nhà xe phải bù lỗ khoảng 1 triệu đồng.

Không chỉ các nhà xe, lái xe cũng không khỏi xót xa khi xe vắng khách. Anh Nguyễn Đức Toàn, lái xe khách chạy tuyến Hà Nội - Yên Bái chia sẻ: "Tôi hiện lái xe khách cho công ty nên vẫn may mắn hơn so với những người làm chủ. Tôi vẫn được trả lương đầy đủ hàng tháng, vẫn gồng gánh lo cho vợ con ở nhà được. Nhưng, với tình hình như hiện nay tôi e rằng Tết này sẽ không được sung túc như mọi năm".

Theo anh Toàn, ở thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát, khách đặt vé đi và quay đầu liên tục, hàng hóa có khi phải giao, bốc xếp đến đêm muộn mới được về nhà. Nhưng, năm nay hầu như mọi thứ đều dần dần trở về như lúc mới bắt đầu vận hành xe đi liên tỉnh: không có khách, hàng hóa cũng không.

Khách hững hờ, nỗi lo “mất Tết” đè nặng…

Nhiều nhà xe cho biết, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hầu hết đều vay vốn ngân hàng để mua xe, hàng tháng phải trả lãi đầy đủ, đúng hạn. Nhưng cứ tình hình này, không làm ăn được, cũng cận Tết rồi không biết lấy gì để trả lãi ngân hàng, tiền trả lương cho lái phụ xe.

Bên cạnh đó, khó khăn nhất đối với các nhà xe hiện nay là dịch bệnh Covid-19 tại một số tỉnh, thành phố diễn biến vẫn phức tạp.

Số ca mắc vẫn tăng, hành khách lo sợ dịch bệnh khi đi trên phương tiện xe khách công cộng mà chuyển sang sử dụng xe cá nhân khiến hoạt động vận tải hành khách đường bộ bị ảnh hưởng rất lớn trong dịp Tết.

Thay vì đi xe khách, nhiều người e ngại dịch Covid-19 chuyển sang sử dụng phương tiện cá nhân về quê.
Thay vì đi xe khách, nhiều người e ngại dịch Covid-19 chuyển sang sử dụng phương tiện cá nhân về quê.

Ông Trịnh Hoài Lam, Phó Giám đốc bến xe Nước Ngầm chia sẻ, những năm trước lượng khách đông, các nhà xe lên kế hoạch từ rất sớm để phục vụ hành khách vào dịp Tết. Nhưng năm nay không ít quầy vé vẫn đóng cửa. Theo dự kiến, lượng hành khách năm nay chỉ đạt 20 - 30% sản lượng so với những năm chưa xuất hiện dịch Covid-19.

Cũng theo vị Phó Giám đốc này: “Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ một nhà xe nào đăng ký chạy dịp Tết Nguyên đán. Nhiều nhà xe vẫn còn dè chừng, e ngại các địa phương dừng việc vận tải hành khách đến và đi do dịch Covid-19”.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Vàng có phải là kênh đầu tư tốt?

Vàng có phải là kênh đầu tư tốt?

Ngày 21/3, giá vàng thị trường thế giới đã gặp áp lực chốt lời sau khi phá vỡ ngưỡng 2.000 USD/ounce, đạt mức cao nhất trong vòng 12 tháng qua. Cùng với đó là thông ...
Tín hiệu vui cho sản xuất, tiêu dùng

Tín hiệu vui cho sản xuất, tiêu dùng

Ngày 21/3, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm khá sâu. Theo các chuyên gia kinh tế, giá xăng giảm phần nào “hãm phanh” đà tăng giá tiêu dùng, góp phần kìm chân lạm ...
Sản phẩm OCOP khó vào siêu thị

Sản phẩm OCOP khó vào siêu thị

Lý giải việc khó đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị lớn, đại diện các doanh nghiệp cho biết, hàng OCOP địa phương khó bán tại siêu thị địa phương. Còn đưa vào các hệ ...
Tạo sân chơi ảo để dụ dỗ nhà đầu tư

Tạo sân chơi ảo để dụ dỗ nhà đầu tư

Mới đây, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa ra xét xử đối với Đặng Việt Hùng (SN 1988) về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành ...

Tin nóng

Đau đầu khi vàng thau lẫn lộn

Đau đầu khi vàng thau lẫn lộn

Trên thị trường tín dụng chỉ có 16 công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép nhưng có hàng nghìn ứng dụng cho vay “đội lốt” gây hiểu lầm cho cộng đồng. Điều này tạo nên sức ép lớn cho các công ty tài chính tiêu dùng chính thức bởi liên tục chịu tiếng oan.

Xem nhiều nhất