Hà Nội thí điểm 9 tuyến xe buýt điện

Lê Khánh 29/11/2021 07:00

Ba sở Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính vừa có báo cáo UBND TP Hà Nội làm rõ các phương thức thực hiện 9 tuyến xe buýt điện trong thời gian thí điểm.

Trong năm 2021, 2022 Hà Nội thí điểm mở mới 9 tuyến xe buýt điện.

Lộ trình thí điểm 9 tuyến buýt điện

Theo báo cáo, TP Hà Nội sẽ triển khai 9 tuyến xe buýt điện trong thời gian thí điểm là 12 tháng. Theo lộ trình, trong năm 2021 sẽ có 3 tuyến mở mới vào tháng 11 (lộ trình Mỹ Đình – Khu đô thị Ocean Park) và tháng 12 (Long Biên – Cầu Giấy – Khu đô thị Ocean Park và tuyến Bến xe Mỹ Đình – Khu đô thị Ocean Park).

Tới năm 2022, tiếp tục mở mới 6 tuyến buýt điện. Trong đó quý I mở mới 02 tuyến (tuyến Hào Nam - Khu đô thị Ocean Park; tuyến Bến xe Giáp Bát - Khu đô thị Smart City).

Quý II/2022 mở mới đối với 04 tuyến (tuyến Long Biên - Cửa Nam - Khu đô thị Smart City; tuyến Khu Liên cơ quan Sở ngành Hà Nội - Khu đô thị Times City; tuyến Khu đô thị Smart City - Công viên nước Hồ Tây; tuyến Khu đô thị Smart City - Vincom Long Biên).

Để đảm bảo các công tác chuẩn bị triển khai cũng như đảm bảo khả năng cân đối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn ngân sách Thành phố, Sở Giao thông vận tải đề xuất tiêu chí và lộ trình triển khai mở mới đối với 09 tuyến xe buýt điện trong năm 2021, 2022, như sau:

Tiêu chí về thời gian, phân kỳ các tuyến theo thời gian đảm bảo mở dần các tuyến buýt, đáp ứng việc khôi phục nhu cầu đi lại của người dân bằng phương tiện vận tải công cộng sau thời gian “bình thường mới”.

Tiêu chí về vùng phục vụ, kết nối, ưu tiên mở trước các tuyến buýt có lộ trình kết nối các trục chính, các điểm trung chuyển, bến xe, các tuyến buýt tăng cường kết nối, trung chuyển với tuyến đường sắt đô thị 2A (Cát Linh - Hà Đông).

Ngoài ra, sở Giao thông vận tải kiến nghị và đề xuất UBND TP Hà Nội, chấp thuận cho phép sở này quyết định phương thức thực hiện đặt hàng đối với 09 tuyến xe buýt điện trong thời gian thí điểm 12 tháng theo thẩm quyền.

UBND TP Hà Nội ban hành quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của TP Hà Nội và áp dụng tạm thời đơn giá dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (khí CNG).

Về bến đỗ, trong thời gian tới, các đơn vị thuộc Công ty CP Bến xe Hà Nội sẽ có trách nhiệm rà soát, bố trí các vị trí đỗ làm điểm đầu, điểm cuối, đảm bảo đủ điều kiện về mặt bằng, vị trí đỗ trước khi các tuyến buýt đi vào hoạt động.

Về lộ trình mở tuyến, Sở Tài chính đề nghị Sở Giao thông vận tải căn cứ theo tình hình, diễn biến dịch bệnh trên địa bàn TP và quy hoạch mạng lưới tuyến buýt, xem xét lộ trình đảm bảo hoạt động của xe buýt điện đạt hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và tiến độ thực hiện trình tự, thủ tục triển khai.

Mới có một doanh nghiệp tham gia

Về việc tổ chức đánh giá năng lực nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện). Nội dung này sở Giao thông vận tải đã giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội rà soát, đánh giá kỹ năng lực của Công ty TNHH dịch vụ vận tải sinh thái Vinbus theo các quy định của pháp luật và đã được Trung tâm tổng hợp báo cáo Sở Giao thông vận tải tại văn bản số 1638/BC-TTGTCC ngày 23/7/2021.

Kết quả rà soát cho thấy, Công ty TNHH dịch vụ vận tải sinh thái Vinbus có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, có đủ năng lực về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và đội ngũ người lao động cơ bản đáp ứng theo quy định của pháp luật và yêu cầu của hoạt động kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt...

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hà Nội thí điểm 9 tuyến xe buýt điện

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO