Hiện vật từ vụ khủng bố 11/9: Hé lộ ‘mảnh ký ức’ đau buồn

Hà Anh (theo AP) 08/09/2021 19:00

Quả bóng mềm đầy bụi mà Chin, một nạn nhân của vụ khủng bố 11/9, đã giữ ở nhà được đưa vào một trong số những vật kỷ niệm trong bộ sưu tập của Bảo tàng 11/9.

Bà Jan Ramirez, người phụ trách chính tại Bảo tàng & Đài tưởng niệm 11/9 bên phải) chọn lọc qua bộ sưu tập các tấm thiệp chia buồn cho một nạn nhân của vụ khủng bố 11/9 được tặng cho kho lưu trữ của bảo tàng. Ảnh: AP.

Đã 20 trôi qua, nhưng ký ức về vụ khủng bố kinh hoàng xảy ra vào ngày 11/9/2001 tại thành phố New York không thể phai mờ đối với người Mỹ và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Vụ việc đau buồn đã khiến 2.977 người chết, hơn 25.000 người bị thương và gánh hậu quả sức khỏe kéo dài.

Trong gần sáu năm, chiếc ví cũ nát và hư hỏng của Andrea Haberman chỉ nằm nguyên trong ngăn kéo tại nhà của bố mẹ cô ở Wisconsin, cùng với đó còn một chiếc điện thoại di động đã bị nung chảy một phần, bằng lái xe, thẻ tín dụng , sổ séc và chìa khóa nhà của cô. Những vết rỉ sét đã hình thành trên vành kính mắt của cô, trong khi tròng kính của chúng đã vỡ nát và biến mất.

Những vật dụng hàng ngày đó là những gì còn sót lại của một cô gái trẻ đã kết thúc cuộc đời khi một chiếc máy bay chở khách bị cướp, tấn công tòa tháp phía Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 11/9/2001. Haberman 25 tuổi và sắp kết hôn khi thiệt mạng trên đường đi công tác từ Chicago - đến thành phố New York.

Đồ đạc của Andrea, vẫn còn mùi của Ground Zero (nơi mà hai tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới bị phá sập), hầu hết gợi lên nỗi buồn cho gia đình Haberman. Để xoa dịu nỗi đau, họ đã tặng các hiện vật cho Bảo tàng và Đài tưởng niệm 11/9.

Ông Gordon Haberman, cha của Andrea cho biết: “Đây không phải là những điều hạnh phúc mà bạn muốn nhớ đến ai đó.

Bộ sưu tập khoảng 22.000 hiện vật cá nhân - một số được trưng bày tại bảo tàng 11/9 và một số khác được trưng bày tại các bảo tàng khác trên khắp đất nước - cung cấp một bức tranh về những mảnh đời đã mất và những câu chuyện về sự sống sót.

Bà Jan Ramirez, người phụ trách chính của bảo tàng và Giám đốc Bộ sưu tập cho biết: “Chúng tôi biết rằng các gia đình - những người đã mất người thân vào ngày hôm đó - sẽ cần phải có một nơi, có một lối đi, để tưởng nhớ người chưa bao giờ đi làm về, chưa bao giờ trở về nhà sau chuyến bay”.

Nhiều trong số những vật dụng cá nhân đó đã được lấy ra từ đống đổ nát của nơi từng là Tháp Đôi. Những vật phẩm khác do những người sống sót hoặc gia đình của những người thiệt mạng quyên góp.

Bà Eckert đứng bên những bức ảnh của anh rể Sean Rooney và em gái Beverly Eckert tại nhà riêng,

Một dụng cụ bào gỗ, tuốc nơ vít, thanh cạy và một dây đai dụng cụ là tượng trưng của Sean Rooney, Phó Chủ tịch Aon Corp., người đã chết ở tòa Tháp phía Nam. Chị dâu của ông Rooney là bà Margot Eckert chia se, Rooney xuất phát điểm là một thợ mộc, vì vậy gia đình đã hiến tặng những công cụ của người thợ mộc cho bảo tang.

Ông Rooney đã gọi điện cho vợ mình, bà Beverly Eckert, khi đó đang ở nhà của họ ở Stamford, Connecticut, sau khi bị mắc kẹt bởi khói lửa trên tầng 105. Ông ấy đã dùng những hơi thở cuối cùng để nhớ lại những khoảng thời gian hạnh phúc và thì thầm: “Anh yêu em” khi ông ấy qua đời. Hài cốt của ông không bao giờ được tìm thấy.

Bà Beverly cũng qua đời tám năm sau đó trong một vụ tai nạn máy bay khi đang đi du lịch đến trường trung học của chồng ở Buffalo, New York, để trao học bổng vinh danh chồng mình. Trước khi chết, bà đã để riêng những món đồ mà bà hy vọng sẽ giúp kể câu chuyện của chồng mình, đó là câu chuyện của một người thợ mộc, một người thợ khéo tay và tình nguyện viên tổ chức Habitat for Humanity.

Còn đối với gia đình Robert Chin, câu chuyện được kể là về tình yêu đối với môn bóng mềm. Họ kể lại cú đánh đầu tiên của anh ấy khi chơi cho CLB Fiduciary Trust International. Để giúp tận hưởng khoảnh khắc này, các đồng đội của anh ấy đã viết nguệch ngoạc những lời chúc mừng lên quả bóng trước khi trao nó cho anh ấy.

Trong số những cái tên trên bóng có Pedro Francisco Checo và Ruben Esquilin Jr., những người cũng chết cùng Chin vào ngày hôm đó. Quả bóng mềm đầy bụi mà Chin đã giữ ở nhà được đưa vào một trong số những vật kỷ niệm trong bộ sưu tập của Bảo tàng 11/9.

Dù vậy, không phải tất cả những hiện vật được hiến tặng đều là của những người đã mất. Một số đến từ những người sống sót sau vụ khủng bố 11/9.

Linda Raisch-Lopez đã tặng đôi giày cao gót bằng da dính máu của mình để đại diện cho ý chí sống sót của cô trong một ngày mà cô chạy hết sức để giành lấy cuộc sống của mình.

Theo lời dẫn từ bảo tàng, khi đi xuống cầu thang từ Tầng 97 của Tháp Nam, Lopez bị trượt gót giầy và phải đi qua những mảnh vỡ bằng đôi chân trần của cô ấy. Tại một nơi nào đó trên đường đến bến tàu sông Hudson, cô ấy đã xỏ chân lại vào đôi giày của mình, làm vấy máu lên lớp da từ bàn chân bị cắt và phồng rộp.

Chỉ một phần nhỏ trong bộ sưu tập hiện vật của bảo tàng từng được trưng bày vì có quá nhiều hiện vật để trưng bày cùng một lúc. Khi không được trưng bày, các hiện vật được cất giữ trong các nhà kho, bao gồm một nhà chứa máy bay tại sân bay JFK và bên kia sông Hudson ở New Jersey. Hàng này, những chiếc hộp chứa đầy bi kịch và tưởng nhớ được xếp chồng lên nhau trên các hàng kệ dài.

“Mỗi vật dụng là một phần nhỏ của câu hỏi lớn”, bà Ramirez nói. “Những phần sự thật nhỏ bé, quan trọng, những phần sự thật có thể sờ thấy được là những chiếc cầu nối để cho phép mọi người tham gia vào câu chuyện, đó là lý do tại sao chúng tôi làm, những gì chúng tôi làm và sẽ tiếp tục làm những gì chúng tôi làm”.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hiện vật từ vụ khủng bố 11/9: Hé lộ ‘mảnh ký ức’ đau buồn

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO