IMF bớt bi quan về kinh tế thế giới

Bảo Thư

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới mới công bố, ngày 5/2, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu lên 2,9% trong năm 2023, cao hơn 0,2 điểm % so với dự báo công bố hồi tháng 10/2022. Tuy nhiên, theo IMF, mức tăng trưởng này vẫn thấp so với con số 3,4% năm 2022.

Đồng Euro hồi sức so với USD giúp kinh tế EU tăng trưởng. Ảnh: AFP.
Đồng Euro hồi sức so với USD giúp kinh tế EU tăng trưởng. Ảnh: AFP.

Ông Pierre Olivier Gourinchas - nhà kinh tế trưởng của IMF cho rằng đe dọa suy thoái đã giảm bớt và các ngân hàng trung ương đang đạt tiến triển trong việc kiểm soát lạm phát. Theo trang Nikkei Asia, dự báo mới nhất của IMF đã tỏ ra bớt bi quan hơn so với báo cáo trước đó, với triển vọng tăng trưởng được cải thiện tại nhiều khu vực. Ngoài ra, một số rủi ro, như tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine và lạm phát cao, cũng bớt nghiêm trọng hơn trước. Triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên tích cực hơn cũng là nhờ tình hình một số nước tốt hơn kỳ vọng. Chẳng hạn như với Mỹ, IMF dự báo nền kinh tế hàng đầu thế giới này tăng trưởng 1,4% (so với mức 1% trước đó) trong năm 2023. Ngoài ra, việc Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2023 lên mức 5,2%, so với mức 4,4% trước đó.

Đáng chú ý, triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ vẫn mạnh mẽ khi IMF giữ nguyên dự báo nước này tăng trưởng 6,1% trong năm 2023.

Tuy nhiên, IMF cũng ước tính khoảng 84% quốc gia sẽ đối mặt với lạm phát thấp hơn trong năm nay so với năm 2022 và vẫn dự báo tỉ lệ lạm phát trung bình là 6,6% trong năm 2023 và 4,3% trong năm 2024.

Trong số 7 nước thuộc nhóm công nghiệp hàng đầu thì IMF dự kiến duy nhất kinh tế nước Anh suy giảm. Cùng đó, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và một số nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023. Và nhìn chung đối với các nền kinh tế cởi mở với thương mại quốc tế, sự chậm lại của hoạt động toàn cầu sẽ là yếu tố chi phối mạnh mẽ.

Theo dự báo mới nhất của IMF, GDP Singapore trong năm 2023 là 1,5%, so với mức 2,3% được đưa ra hồi tháng 10/2022.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, IMF vẫn “có cái nhìn lạc quan” về kinh tế toàn cầu năm 2023. Đặc biệt, những đầu tàu kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức đều được nhìn nhận tích cực. Trong đó, 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) được cho là sẽ đạt tốc độ phát triển khả quan. 19 quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng sẽ có được tăng trưởng GDP tốt hơn năm 2022 do sự hồi sức của đồng Euro so với USD.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Giới trẻ Gaza khát việc làm

Giới trẻ Gaza khát việc làm

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở Gaza là khoảng 70%, một con số khiến bất kỳ ước mơ xây dựng tương lai nào cũng nằm ngoài tầm với.
Bức tranh nền kinh tế toàn cầu

Bức tranh nền kinh tế toàn cầu

Quý 1/2023 sắp kết thúc, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu với mức tăng trưởng 2,6% trong năm 2023.
Đoạn cuối của đại dịch Covid-19

Đoạn cuối của đại dịch Covid-19

Covid-19 có thể sẽ suy yếu xuống mức chỉ còn gây nguy hiểm như cúm mùa - đó là nhận định mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Gặp khó khi tái thiết

Gặp khó khi tái thiết

Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu quá trình tái thiết sau trận động đất lịch sử hồi tháng trước, tại Syria, quá trình vẫn còn ngổn ngang do thiếu nguồn lực và khó khăn ...
Nhiên liệu điện tử gây tranh cãi tại châu Âu

Nhiên liệu điện tử gây tranh cãi tại châu Âu

Vấn đề về sử dụng nhiên liệu điện tử trong tương lai đang tạo ra luồng tranh cãi trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU), khi Đức đã tuyên bố phản đối vào phút chót đối ...

Tin nóng

Giới trẻ Gaza khát việc làm

Giới trẻ Gaza khát việc làm

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở Gaza là khoảng 70%, một con số khiến bất kỳ ước mơ xây dựng tương lai nào cũng nằm ngoài tầm với.

Xem nhiều nhất