Iran gồng mình trong cấm vận

Linh Chi 05/11/2018 08:00

Ông Heidar Fekri, 70 tuổi, đã bán trang thiết bị công nghiệp ở một khu chợ ở thủ đô Tehran của Iran đã hàng chục năm qua, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế bị cấm vận hiện nay, lần đầu tiên ông cảm thấy khó có thể tồn tại với nghề.

Iran gồng mình trong cấm vận

Giá thực phẩm ở Iran đã tăng tới 46,5% tính từ đầu năm đến nay. (Nguồn: AP).

“Các kệ hàng của tôi đã trống rỗng, nhà kho cũng trống trơn và sẽ sớm phải đóng cửa cửa hàng này. Tôi đã bán hàng ở đây suốt cả cuộc đời mình, và sẽ không thể sống sót nếu buộc phải đóng của nó”- ông Fekri nói.

Nền kinh tế của Iran vốn đã gặp phải vô số vấn đề ngay cả trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân hồi tháng 5 vừa qua và áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt hà khắc nhằm vào đất nước Hồi giáo này. Tuy nhiên, động thái đó đã khiến cho đồng tiền của Iran sụt giá sâu hơn, gần 70% so với năm ngoái, và hàng loạt công ty nước ngoài rút khỏi Iran.

Thêm vào đó, lệnh cấm vận nhằm vào dầu mỏ của Iran - dự kiến có hiệu lực từ hôm nay (5/11) - cũng đẩy đất nước này vào chỗ suy thoái, nền kinh tế được dự báo sẽ giảm 3,6% đà tăng trưởng vào năm sau - theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Đối với ông Fekri, người đã nhập bơm và khoan công nghiệp từ châu Âu trong suốt 47 năm qua, thì tình trạng bất ổn này khiến ông không thể nhập khẩu thêm hàng hóa trong vòng hơn 1 năm. “Doanh số bán hàng đã giảm tới 90% so với cách đây 6 tháng. Cả khu chợ này đều bị ảnh hưởng”- ông Fekri nói với Hãng AFP.

Gần như tất cả các sản phẩm ở Iran - từ thuốc men, linh kiện máy bay cho tới chai nhựa - đều phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bởi vậy mà đồng tiền thấp giá cùng lệnh trừng phạt từ Mỹ đã đe dọa tới mọi khía cạnh xã hội của nước này. Chính phủ Iran hiện phải cung cấp rỏ thực phẩm cho khoảng một nửa số hộ gia đình ở Iran do tình trạng lạm phát gia tăng.

Đối với tầng lớp trung lưu Iran, đòn giáng mạnh nhất lại chính là vấn đề tâm lý, bởi niềm hy vọng của họ về thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015, hứa hẹn sẽ mở cửa thị trường nước này - đã sụp đổ hoàn toàn.

“Không ai biết được điều mà người Mỹ thực sự muốn. Chúng tôi đã làm mọi thứ họ muốn mà vẫn chưa đủ. Nó giống như bị bắt nạt vậy”- Sam Cordier, Giám đốc Công ty quảng cáo PGt đại diện cho Hãng hàng không British Airways và Nestle ở Iran, cho hay.

Washington nói rằng các lệnh trừng phạt mới áp đặt trở lại là nhằm phản ứng trước các hoạt động “gây bất ổn” của Iran ở khu vực Trung Đông, nhưng nhiều người lại xem đó là một âm mưu khuấy động đất nước này.

Công ty của ông Cordier đã phải cắt giảm 6 người trong số 30 nhân viên của mình, do các khách hàng dần dần rút khỏi thị trường Iran. “Mỗi lần phải sa thải nhân viên, tôi lại bật khóc. Những con người đó đang chịu ảnh hưởng trực tiếp. Rất nhiều người trẻ tuổi và có được đào tạo cẩn thận đang rời khỏi đất nước này. Đó là tình trạng chảy máu chất xám”- ông Cordier nói.

Đứng trước tình trạng bất ổn, bên cạnh việc chỉ trích hành động của Mỹ, nhiều người dân Iran cũng đòi hỏi Chính phủ phải có biện pháp bảo vệ họ tốt hơn. Giới lãnh đạo Iran cũng thừa nhận rằng, dưới sức ép của Mỹ, nền kinh tế của họ đang chịu ảnh hưởng nặng nề. “Tất cả chúng ta đều hiểu rằng, người dân đang phải gánh chịu ảnh hưởng và sức ép”- Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói trước Quốc hội hồi tuần trước.
Tổng thống Rouhani cũng cáo buộc giới truyền thông nước ngoài đã “tiêm nhiễm vào tư tưởng người dân bằng thông tin sai lệch”, gây bất ổn. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất chính là một bộ phận giới trẻ Iran - những người được đào tạo cẩn thận - đã tìm cuộc sống không phải trên quê hương mình. “Và điều đó mới chính là nỗi lo lớn”- ông Yusufi nói.

* Lãnh đạo Iran cũng thừa nhận rằng, dưới sức ép của Mỹ, nền kinh tế của họ đang chịu ảnh hưởng nặng nề. “Tất cả chúng ta đều hiểu rằng, người dân đang phải gánh chịu ảnh hưởng và sức ép”- Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói trước Quốc hội hồi tuần trước. Ông Rouhani cũng cáo buộc giới truyền thông nước ngoài đã “tiêm nhiễm vào tư tưởng người dân bằng thông tin sai lệch”, với mục đích “không tốt” đối với đất nước này.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Iran gồng mình trong cấm vận

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO