Kỷ luật trong nhà trường

Nguyễn Thúy Hạnh 17/10/2017 09:10

Cách đây ít lâu, cư dân mạng xôn xao về chuyện một phụ huynh có con học ở Trường PTTH Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã gửi tâm thư cho Ban giám hiệu vì con mình đã phải trải nghiệm những biện pháp giáo dục hà khắc của nhà trường. Vì thế mà xung quanh vấn đề kỷ luật học đường vẫn đang có những luồng ý kiến trái chiều.

Kỷ luật càng nghiêm khắc thì “mánh khóe” càng trở nên tinh vi, thậm chí còn kéo theo nhiều hệ lụy khó lường trước được. Khi đó việc đi học sẽ không còn là niềm vui được đến trường nữa mà trở thành gánh nặng… Trong khi giáo dục thực sự tức là làm cho học sinh hiểu sâu sắc thêm về cuộc sống.

Trên thực tế, việc chọn cách giáo dục nào cho con cái mình luôn là điều trăn trở của các phụ huynh và thực tế thì điều đó luôn trái lại với mong muốn của người lớn. Tùy vào yêu cầu của phụ huynh học sinh như thế nào thì mô hình giáo dục phù hợp với yêu cầu như thế sẽ mọc lên. Đặc biệt là khi “điểm số” được đánh giá quan trọng hơn chính niềm vui được đến lớp của học trò.

Không ít ý kiến cho rằng, kỷ luật càng nghiêm khắc thì học sinh càng học giỏi. Nhưng ngược lại, chính những hình phạt trên lớp hàng ngày như việc chép phạt bài học, làm kiểm điểm, mời phụ huynh đến trường, thậm chí “roi vọt” hoặc “dọa” đuổi học… đang làm cho hình ảnh giáo viên ngày càng trở nên xấu xí, méo mó, nhiều khi còn tạo nên sự chống đối của học sinh.

Do vậy, vẫn còn khá nhiều học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của kỷ luật học đường, vẫn còn thường xuyên vi phạm và xem thường sự nhắc nhở của mọi người. Vì thế cần phải có những hình thức xử phạt thật nghiêm đối với những học sinh là thành phần cá biệt.

Dù thế nào đi nữa xét ở góc độ xã hội, kỷ luật trong nhà trường góp phần quyết định nên ý thức và chất lượng đào tạo học sinh.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Kỷ luật trong nhà trường

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO