Lay lắt phận đời người chạy thận giữa bão dịch Covid-19

Lê Khánh 30/07/2021 08:35

Những bệnh nhân nghèo ở xóm chạy thận Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) trong ngổn ngang nỗi lo, bộn bề trăn trở, bởi cảm giác gánh nặng đeo đẳng họ giữa đại dịch Covid-19... Dịch bệnh khiến những người còn lao động được ở xóm chạy thận ngưng việc, sống lay lắt qua từng ngày.

Ông Hồng 56 tuổi quê ở Hưng Yên kê chiếc bàn nhựa con ra ngoài sân, vừa rót nước mời, ông vừa kể: “Không cần nói đến dịch, bình thường anh em chúng tôi cũng đã quá vất vả rồi. Luôn phải nghĩ xem làm thế nào để kiếm được tiền, trả tiền thuê nhà trọ, tiền ăn, tiền thuốc men, tiền đi vào viện chữa trị để và tiền sinh hoạt giúp đỡ cho gia đình. Bình thường nếu như không có dịch thì những người đang bị bệnh như chúng tôi sử dụng thực sự tiết kiệm thì mỗi tháng tiêu hết khoảng 2,5-3 triệu đồng ”
Ông Hồng cho biết: Mỗi tuần đều đặn 3 lần tôi đến bệnh viện Bưu Điện để lọc máu. Bình thường sử dụng xe buýt để di chuyển đến viện nhưng hiện Hà Nội đang giãn cách xã hội vì Covid-19 cấm xe buýt chúng tôi cũng chỉ đành thuê xe ôm.
"Không biết Hà Nội lúc nào mới hết dịch, chúng tôi sợ không được làm thêm, không có chi phí trang trải cuộc sống, chống lại căn bệnh quái ác này", ông Hồng nói sau tiếng thởi dài.
Chị Nguyễn Thị Thuý (42 tuổi, quê ở xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) là một trong những 'công dân' sống lâu nhất ở xóm này, chị chạy thận hơn 18 năm nay, đều đặn mỗi tuần 3 lần.
Vài tháng trước đạp xe đi chạy thận đến gần cổng Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp do chóng mặt, bị ngã gãy xương đùi, hiện nay phải sử dụng xe lăn và sự trợ giúp của gia đình và hàng xóm.
Cô Trương Thị Lê (Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cho hay: Hiện nay đã chạy thận được hơn 10 năm. Con gái chị cũng mắc căn bệnh này. Thu nhập của cô chủ yếu dựa vào gia đình hỗ trợ.
Tuy mới 22 tuổi, đang là độ tuổi đẹp nhất của người con gái, nhưng đến nay đã 6 năm Liên chạy thận (con gái chị Lê ). "Cuối năm lớp 10 em biết mình bị bệnh, em rất buồn và khóc suốt, lên 11 em nghỉ học để có thời gian điều trị. Một tuần em chạy thận 3 lần, mỗi lần xong đều rất mệt", Liên chia sẻ.
Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày khó khăn nhưng ở “ xóm chạy thận” vẫn có những niềm vui, niềm hạnh phúc nhỏ bé được nhen nhóm nơi đây chính là tình yêu giữa Liên và Khương. Khương sinh năm 1988 (quê Hà Nam) cũng là bệnh nhân đi chạy thận được 11 năm và sống cùng xóm trọ.
Anh Khương và Liên yêu nhau được 5 năm, lúc được hỏi về chuyện tiến xa hơn Liên cho hay: “1,2 năm trước, anh cũng có đề cấp đến chuyện cưới xin, nhưng thực sự em không muốn, vì nghĩ thương hoàn cảnh của nhau, nên ở được mới nhau ngày nào thì hay ngày đó. Cưới nhau về, em chỉ sợ 1 trong hai người sẽ có người ra đi trước, em rất sợ điều đó”.
Vẫn biết là còn rất nhiều khó khăn, nhưng những cư dân ở xóm chạy thận đều hy vọng dịch bệnh qua mau để cho cuộc sống trở lại bình thường, để họ tiếp tục kế sinh nhai và bước tiếp chặng đường chạy thận gian nan phía trước.

Theo PGS.Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: “Chạy thận thì phải theo suốt đời, nếu ngừng chạy thận thì bệnh nhân sẽ tử vong. Hiện nay, điều kiện chạy thận của chúng ta cũng chưa chuẩn bị đủ cho tất cả bệnh nhân suy thận. Tôi biết, có những nơi trong 6 tháng chạy thận đã 5% bệnh nhân chết. Muốn sống lâu thì bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm. Đến giai đoạn cần chạy thận thì phải điều trị ngay và luôn tuân thủ phác đồ điều trị”.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Lay lắt phận đời người chạy thận giữa bão dịch Covid-19

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO