Lưới trời lồng lộng...

Bắc Phong

Thông tin tại hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính đảng năm 2022, ngày 4/1, báo cáo của các địa phương cho biết, Ban chỉ đạo các tỉnh ủy, thành ủy đã rà soát đưa vào diện Ban chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo, xử lý trên 400 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp ở địa phương. Thực tế cho thấy bước đầu đã đáp ứng kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc sáng 4/5/2022, tất cả 63/63 tỉnh ủy, thành ủy nhất trí với chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực.

Điều 2 Quy định 67-QĐ/TW năm 2022 quy định về chức năng của Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực cấp tỉnh: Chịu trách nhiệm trước ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ và Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực trong việc chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ở địa phương).

Điều 3 Quy định 67-QĐ/TW năm 2022 quy định về phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh như sau:

-Chỉ đạo công tác PCTN; tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở địa phương.

-Trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ làm trưởng ban. Ban Nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Như vậy, cùng với Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực, tất cả 63 tỉnh/thành trực thuộc Trung ương đều có Ban Chỉ đạo; từ đó công cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” lan tỏa chiều rộng cũng như chiều sâu; khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” hay nói cách khác là cuộc chiến PCTN, tiêu cực được triển khai rộng khắp cả nước; “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”.

Thời gian tuy chưa nhiều nhưng các Ban Chỉ đạo địa phương cũng đã triển khai công tác và thu được nhiều kết quả. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết, Ban Chỉ đạo thành phố đã tổ chức 5 phiên họp, tập trung chỉ đạo xử lý 28 vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; từ đó rút ra được những bài học quan trọng trong công tác PCTN, tiêu cực. Còn ông Lưu Vĩnh Nguyên - Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang cho biết, địa phương đã đưa ra xét xử phúc thẩm 1 vụ, chuẩn bị xét xử sơ thẩm 3 vụ, 1 vụ đang trong quá trình truy tố, 1 vụ đang trong quá trình tiếp tục điều tra thuộc diện Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo; đề xuất Ban thường vụ, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thống nhất theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc 6 vụ thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương, 2 vụ thuộc diện Ban thường vụ và thường trực Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo. Trong khi đó, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải cho biết, năm 2022, đoàn thanh tra tỉnh đã thực hiện hơn 430 cuộc, kiến nghị xử lý kinh tế 21 tỷ đồng, thu hồi được 18 tỷ đồng (đạt hơn 86%); cấp ủy, Ủy ban kiểm tra đã kỷ luật 153 đảng viên về các vi phạm tham nhũng, cố ý làm trái. Bà Hải cũng cho biết làm sao cung cấp cho cán bộ, đảng viên nhiều kiến thức thực tiễn, kiến thức về các quy định của Đảng, pháp luật để tránh xa những sai phạm. “Đây được xem là những liều vaccine để cán bộ, đảng viên có khả năng PCTN"...

Thực tế cho thấy, từ khi Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực địa phương được thành lập, cuộc chiến chống “giặc nội xâm” càng thêm mạnh mẽ. Đặc biệt, không còn chuyện “chờ” Ban Chỉ đạo Trung ương mà địa phương cũng chủ động vào cuộc, tự phát hiện, tự xử lý những vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình.

Chịu sự chỉ đạo và phối hợp triển khai với Ban Chỉ đạo Trung ương, các Ban Chỉ đạo địa phương vừa là “cánh tay nối dài” vừa là mũi nhọn xung kích tấn công vào thành lũy của những nhóm lợi ích ngay tại địa phương. Hoạt động của Ban Chỉ đạo địa phương đã khiến những nhóm lợi ích, những cán bộ tha hóa, biến chất phải khiếp sợ. Vì rằng, trong phạm vi của một địa phương thì không hành vi sai trái, vi phạm pháp luật nào có thể bưng bít, che giấu.

Cuộc chiến PCTN, tiêu cực diễn ra ngày một quyết liệt từ Trung ương cho tới các địa phương. Đó là cuộc chiến gian nan đòi hỏi sự sáng suốt, quyết tâm, bản lĩnh của những người được Đảng, Nhân dân giao phó trọng trách.

Nhân dân tin tưởng khi hệ thống PCTN, tiêu cực được triển khai rộng khắp, xuyên suốt, thống nhất từ Trung ương đến tất cả các địa phương thì chắc chắn không một nhóm lợi ích nào, một cá nhân nào dù bất kể người ấy là ai có thể thoát khỏi “tấm lưới trời lồng lộng” đã giăng ra.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Một thông tư, nhiều điều lợi

Một thông tư, nhiều điều lợi

Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2021 của Bộ Giao thông vận tải, trong đó có việc điều chỉnh chu kỳ kiểm định phù hợp đối với một số loại xe cơ giới tham gia giao ...
Núp bóng công ty luật để đòi nợ thuê

Núp bóng công ty luật để đòi nợ thuê

Đề nghị Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan xử lý nghiêm minh trường hợp đòi nợ thuê núp bóng công ty luật, công ty mua bán nợ; tình trạng lập công ty “ma” để ...
Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Bộ Nội vụ đã gửi sở Nội vụ các địa phương dự thảo (lần hai) Nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì ...
Triệt để thu hồi tài sản tham nhũng

Triệt để thu hồi tài sản tham nhũng

Chiều 20/3, kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện ...
Khi ngân hàng và bảo hiểm 'bắt tay'

Khi ngân hàng và bảo hiểm 'bắt tay'

Chuyện ngân hàng và bảo hiểm “bắt tay” bán bảo hiểm để hưởng phí không vi phạm pháp luật nhưng liên quan tới đạo đức kinh doanh.
Chậm thi công, lãng phí kép

Chậm thi công, lãng phí kép

Khởi công năm 2014, tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến hoàn thành sau 5 năm. Tuy nhiên, đến nay dự án mới đạt khoảng 80% khối lượng.
Lo quyền lợi chính đáng cho dân

Lo quyền lợi chính đáng cho dân

TPHCM rất chú trọng tìm kiếm sự đồng thuận của người dân cũng như đặt quyết tâm rất cao vào xây dựng tuyến đường Vành đai 3.

Tin nóng

Một thông tư, nhiều điều lợi

Một thông tư, nhiều điều lợi

Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2021 của Bộ Giao thông vận tải, trong đó có việc điều chỉnh chu kỳ kiểm định phù hợp đối với một số loại xe cơ giới tham gia giao thông đã nhận được sự đánh giá tích cực của dư luận xã hội. Đó thực sự là bước đột phá, gỡ khó cho ngành đăng kiểm trước vô vàn khó khăn; cũng là gỡ khó cho dân với việc hàng triệu người được hưởng lợi.

Xem nhiều nhất