Làm sao để Quốc hội khóa tới tránh hình thức

PV 15/04/2016 09:19

Theo ông Nguyễn Túc: Có nhiều năm công tác trong Đoàn Chủ tịch nên nhiều người hỏi tôi, làm sao để Quốc hội khóa tới tránh hình thức. Bởi có tình trạng một số vị khi được bầu vào một số chức vụ đã tổ chức tiệc ăn mừng rất lớn.

Ngày 14/4, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3- hội nghị hiệp thương cuối cùng để lập danh sách giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã thống nhất hiệp thương giới thiệu 197 ứng cử viên thuộc khối cơ quan Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội.

Ông Nguyễn Túc- Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hoá- Xã hội:

Trách nhiệm giới thiệu đi liền với trách nhiệm giám sát

Bởi có tình trạng một số vị khi được bầu vào một số chức vụ đã tổ chức tiệc ăn mừng rất lớn.

Đoàn Chủ tịch nên suy nghĩ xem chúng ta đã thực sự làm đủ trách nhiệm của mình đối với những người ứng cử và quá trình giám sát đã sát chưa.

Mặt trận giới thiệu danh sách người ứng cử nhưng tại sao không có trách nhiệm giám sát người được giới thiệu. Một năm có 2 lần Đoàn chủ tịch họp nhưng chúng ta liệu có buông?

Trách nhiệm giới thiệu và trách nhiệm giám sát phải thuộc về Mặt trận.

Ông Nguyễn Bá Duyệt- Tổng thư ký Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam:

Sớm giải quyết những băn khoăn trong dân

Được dự nhiều hội nghị tiếp xúc cử tri nơi cư trú, lắng nghe những đóng góp ý kiến của dân với người được giới thiệu, tôi thấy nhân dân đóng góp rất sát sao với việc lối sống của vị đó ở khu dân cư như thế nào, quan hệ với khu dân cư ra sao.

Tuy nhiên cũng còn một số quan niệm cảm tính như cán bộ ở cơ sở có khuyết điểm thì “kéo” về Trung ương. Hiện vẫn còn suy nghĩ ấy trong dân. Tôi nghĩ chúng ta nên sớm giải quyết những băn khoăn, suy nghĩ đó.

Đặc biệt phải làm thế nào để sự lựa chọn của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam là phải đảm bảo được độ tin cậy cao.

Trên thực tế, việc tăng cường cán bộ từ cấp trên về cơ sở với một mục đích không phải giới thiệu về để thay thế mà được đưa về cơ sở là để thử thách xem vị đó có làm được không, có gây được tín nhiệm với cơ sở, nhân dân không. Đây chính là sự rèn luyện.

Ông Phạm Xuân Hằng- Uỷ viên Đoàn Chủ tịch:

Dựa vào dân thì phải tin dân

Đây là hội nghị quan trọng trước nhân dân, trước lịch sử thì chúng ta có nhiệm vụ sàng lọc, giới thiệu cho dân những ứng cử viên để bầu được ai trúng cũng mừng mà những ai trượt thì tiếc.

Trong Luật Bầu cử thì việc lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú của ứng cử viên là sự tiến bộ rồi nhưng đây không phải là tiến bộ tuyệt đối mà chỉ tương đối vì nhiều cái dân còn không biết. Ví dụ việc kê khai tài sản nếu không nói thì sao dân biết được.

Sau này nhiều đồng chí về hưu báo chí đưa ra thì mới bị phanh thui. Nguyên nhân của việc này không phải chúng ta không làm hết trách nhiệm với nhân dân với lịch sử mà chúng ta chỉ biết thông tin đến đó.

Tôi nghĩ rằng đã có một quy trình là lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú cũng là bước tiến bộ để thêm thông tin nhưng chúng ta phải dựa vào dân để đổi mới. Dựa vào dân thì phải tin dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Làm sao để Quốc hội khóa tới tránh hình thức

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO