Ngân hàng Việt Nam trở thành tiêu điểm khi có mức tăng trưởng cao nhất

An Chi 03/03/2021 19:00

Theo nhận định của đơn vị tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, mặc dù giá trị thương hiệu của lĩnh vực ngân hàng trong vòng 2 năm gần đây đã bị suy thoái đáng kể, nhưng ngành Ngân hàng Việt Nam lại trở thành tiêu điểm khi có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào trong bảng xếp hạng 2021, với mức tăng 23%. 

Cụ thể, theo Bảng xếp hạng 500 ngân hàng có thương hiệu giá trị nhất năm 2020 gồm: Agribank, Vietcombank, VietinBank, VPBank, BIDV, Techcombank, MBBank, Sacombank, ACB. Thứ hạng của 9 ngân hàng này đều tăng so với năm trước.

Trong đó, Agribank là ngân hàng có thứ hạng cao nhất, đứng thứ 173 trên toàn cầu. Tiếp theo là Vietcombank (180), VietinBank (216), VPBank (243), BIDV (246), Techcombank (270), MBBank (374), Sacombank (392) và ACB (397).

Đây là một thông tin rất tích cực và đáng ghi nhận đối với các Ngân hàng Việt. Đồng thời, những kết quả đạt được trong một năm khó khăn cũng đặt nền tảng, tạo bàn đạp thuận lợi để lĩnh vực này bứt phá trong thời gian sắp tới.

Tất nhiên, có lẽ các lãnh đạo trong ngành ngân hàng cũng cần phải cảm ơn ngành y tế và các cơ quan hữu quan đã kiểm soát thành công Covid-19, đây là yếu tố then chốt để Việt Nam chống lại xu hướng suy giảm giá trị thương hiệu của lĩnh vực này trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, cải cách nội bộ cũng được Brand Finance ghi nhận là đã giúp tăng cường sức mạnh lĩnh vực tài chính tại Việt Nam, không chỉ thúc đẩy doanh thu mà còn cả uy tín và niềm tin vào thương hiệu. Ngành Ngân hàng Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng giá trị thương hiệu lũy kế 753% trong 5 năm qua, là quốc gia có tăng trưởng nhanh thứ 2 toàn cầu.

Tuy nhiên phía trước, những thách thức về "ngân hàng số", về xử lý nợ xấu hay bài toán xử lý các ngân hàng 0 đồng còn dang dở… là những gánh nặng, là trách nhiệm của mọi thành viên trong ngành.

Bản thân người viết cho rằng, dù là về giá trị thương hiệu hay về những "đề bài" nêu trên thì cách giải luôn phải gắn với hai từ "minh bạch" và "cạnh tranh". Do vậy, người viết trông đợi ở ngành này sẽ có những biện pháp đột phá hơn nữa để đưa tên tuổi các ngân hàng Việt Nam vươn ra tầm "đẳng cấp" thế giới.

Bên cạnh chức năng là kênh dẫn vốn chủ đạo của nền kinh tế trong bối cảnh hiện tại, được ví như mạch máu lưu thông, các ngân hàng cần là điểm tựa của doanh nghiệp và cũng là nơi trú ẩn tài sản an toàn của người dân.

Cơ sở để SSI đưa ra dự báo trên là năm 2021 kinh tế sẽ phục hồi bắt đầu từ việc điều chế vắc xin ngừa COVID-19 thành công sẽ tạo cú hích cho nền kinh tế dần phục hồi vào nửa cuối năm. Kéo theo đó thương mại quốc tế, sản xuất và tiêu dùng có thể khôi phục và giúp hoạt động cho vay tăng trở lại.

Cho vay bán lẻ ước tính quay lại quỹ đạo tăng trưởng như trước đây sau khi gián đoạn trong năm 2020. Nhu cầu nợ vay có thể được hỗ trợ phần nào bởi lãi suất cho vay thấp và việc các ngân hàng có thể cân nhắc nới lỏng tiêu chuẩn cho vay về tương đương mức trước COVID-19 khi nhận thấy những dấu hiệu phục hồi rõ rệt hơn của nền kinh tế.

Theo dự báo của SSI các tiêu chuẩn cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng có thể quay trở lại mức trước Covid-19 vào nửa cuối năm 2021, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng chung. Trong đó báo cáo "Dự báo kinh tế châu Á hàng quý" của HSBC mới công bố cũng dự báo sáng sủa về tăng trưởng kinh tế của VN năm 2020. Theo HSBC năm 2021, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu, dòng vốn FDI bền bỉ và nhiều hiệp định thương mại đã được ký kết. Dự báo tăng trưởng kinh tế của VN năm 2021 sẽ đạt mức 7,6%.

Tuy nhiên theo HSBC, mặc dù VN nổi lên mạnh mẽ từ dịch Covid-19 so với các nước khác, nhưng nền kinh tế của VN cần hỗ trợ cho những doanh nghiệp và người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hỗ trợ tài khóa bị hạn chế do tỉ lệ nợ công trên GDP của Chính phủ là 65%.

Với cơ hội thực hiện các chính sách tài khóa bị hạn chế tại VN, chính sách tiền tệ đã làm hầu hết các nhiệm vụ nặng nề để thúc đẩy tăng trưởng. HSBC cũng kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ chính sách tiền tệ cho đến quý 2-2022 trước khi có thể tăng lãi suất 0,25% vào quý 3-2022 và nâng lãi suất tái cấp vốn lên 4,25% đến cuối cuối năm 2022.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Ngân hàng Việt Nam trở thành tiêu điểm khi có mức tăng trưởng cao nhất

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO