Nhìn lại thế giới những lần chìm trong phong tỏa

Mai Nguyễn (Theo India Express) 28/03/2022 14:00

Trở lại thời điểm tháng 3 khoảng hai năm trước, hàng loạt quốc gia trên thế giới đã 'đóng cửa thủ thân' trước sự gia tăng kỷ lục của các ca nhiễm Covid-19.

Thế giới vào khoảng hai năm trở về trước, cuộc sống như chúng ta từng biết, đã thay đổi đáng kể khi đại dịch bùng phát dữ dội, kéo theo số người tử vong tăng cao. Chính điều này đã khiến các quốc gia lần lượt tuyên bố ‘đóng cửa’, áp đặt chặt chẽ các biện pháp hạn chế để tự bảo vệ chính mình.

bv
Cuộc sống của người dân đã đảo lộn rất nhiều kể từ khi đại dịch bắt đầu. Ảnh: CNN.

Thời điểm hiện tại, khi làn sóng lây nhiễm trên khắp thế giới vẫn không ngừng bành trướng bởi các biến thể virus Covid-19 mới, bao gồm cả siêu biến thể Omicron và biến thể phụ BA.2, nhiều quốc gia, bao gồm cả Ấn Độ, đã quay trở lại áp dụng các biện pháp để hạn chế nghiêm ngặt để ngăn chặn những điều tồi tệ có thể tới ‘một lần nữa’.

Một số quốc gia ở châu Âu, châu Á và Mỹ đã tái áp đặt các lệnh hạn chế kể từ ngày 20/3/2021 để chống chọi trước làn sóng nhiễm trùng mạnh mẽ. Dần dần, khi một số quốc gia nới lỏng lệnh phong tỏa lần thứ hai, đôi khi là thứ ba, hay thậm chí tiếp tục tái áp đặt, những lần phong tỏa dường như không còn gây sốc nữa.

Dưới đây là những quốc gia trên khắp thế giới đã áp dụng lệnh ‘đóng cửa’ vào khoảng thời gian này cách đây hai năm trước:

Pháp

Khoảng 21 triệu người dân sinh sống khắp 16 khu vực khác nhau trên nước Pháp, bao gồm cả thủ đô Paris, đã ‘đóng cửa’ trong hơn một tháng do quốc gia này lo ngại về một làn sóng lây nhiễm thứ ba bùng nổ. Thủ tướng Jean Castex cho biết đây là con đường duy nhất mà Pháp có thể làm để kiểm soát được số lượng ca mắc ngày một tăng theo cấp số nhân.

Một người đàn ông đeo khẩu trang đi trên đường phố ở trung tâm Lyon, miền trung nước Pháp thời điểm dịch năm 2020. Ảnh: TOI.
Một người đàn ông đeo khẩu trang đi trên đường phố ở trung tâm Lyon, miền trung nước Pháp thời điểm dịch năm 2020. Ảnh: TOI.

Pháp bắt đầu phong tỏa vào ngày 17/3/2020, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, ngoại trừ lý do mua sắm hàng hóa thiết yếu, xử lý các công việc quan trọng khác hoặc tập thể dục 1 giờ mỗi ngày.

Phong tỏa là con đường tốt nhất để Pháp kiểm soát đại dịch. Ảnh: Reuters.
Phong tỏa là con đường tốt nhất để Pháp kiểm soát đại dịch. Ảnh: Reuters.

Đức

Tại Đức, các lệnh ‘đóng cửa’ đã được áp dụng kể từ tháng 3/2020 và được gia hạn cho đến ngày 18/4. Các lệnh giới nghiêm ban đêm và nhiều hạn chế khác đã được siết chặt chẽ hơn, bao gồm cả lệnh cấm ra khỏi nhà sau 9h tối.

Lần ‘đóng cửa’ chính thức đầu tiên ở Đức là ngày 22/3/2020. Tính đến tháng 4/2020, quốc gia này đã ghi nhận trường hợp lây nhiễm thứ 100.000.

Đường phố Đức vắng lặng trong những ngày phong tỏa. Ảnh: NY Times.
Đường phố Đức vắng lặng trong những ngày phong tỏa. Ảnh: NY Times.

Bỉ

Bỉ bắt đầu phong tỏa từ ngày 18/3/2020. Sang đến năm 2021, quốc gia này đã tái áp đặt các biện pháp ‘đóng cửa’ nghiêm ngặt khi chính phủ tuyên bố rằng, các trường học sẽ đóng cửa tạm thời và người dân sẽ bị hạn chế đến những cơ sở kinh doanh không thực sự thiết yếu.

Quảng trường Grand Place gần như trống rỗng ở Brussels, Bỉ. Ảnh: The Guardian.
Quảng trường Grand Place gần như trống rỗng ở Brussels, Bỉ. Ảnh: The Guardian.

Mỹ

Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 trong năm 2020, với hơn 1,4 triệu trường hợp lây nhiễm và 87.000 trường hợp tử vong. Chính phủ Mỹ đã áp đặt lệnh phong tỏa từ tháng 3 đến tháng 4/2020.

Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Ảnh: NY Times.
Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Ảnh: NY Times.
Thành phố New York hoa lệ bậc nhất thế giới vắng lặng bất ngờ. Ảnh: Sky News.
Thành phố New York hoa lệ bậc nhất thế giới vắng lặng bất ngờ. Ảnh: Sky News.

Brazil

Thành phố Rio de Janeiro ở Brazil đã gia hạn một loạt các hạn chế vào tháng 3/2021 khi các bệnh viện trên toàn thành phố ghi nhận tỷ lệ nhập viện lên đến 90%.

Nhân viên y tế phun khử khuẩn tại nơi đặt bức tượng Ðức Kitô Cứu Thế trên đỉnh Corcovado, Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: The Brazilian Report.
Nhân viên y tế phun khử khuẩn tại nơi đặt bức tượng Ðức Kitô Cứu Thế trên đỉnh Corcovado, Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: The Brazilian Report.

Ấn Độ

Vào ngày 25/3/2020, Thủ tướng Narendra Modi đã tuyên bố phong tỏa toàn quốc do số lượng trường hợp mắc Covid-19 bùng nổ ‘không thể kiểm soát’.

Trong khoảng thời gian đóng cửa, Ấn Độ đã chứng kiến ​​hàng nghìn người lao động nhập cư đi bộ hàng trăm km, dọc theo con đường cao tốc để trở về quê hương khi các phương tiện giao thông công cộng tạm ngừng hoạt động.

Ấn Độ vắng lặng những ngày phong tỏa. Ảnh: Aljazeera.
Ấn Độ vắng lặng những ngày phong tỏa. Ảnh: Aljazeera.

Gần một năm sau, Ấn Độ lại tiếp tục phải gồng mình chống chọi khi số lượng các ca lây nhiễm gia tăng mạnh mẽ, báo động quốc gia này trước tầm ngắm của làn sóng Covid-19 ‘tồi tệ’ thứ hai.

Những lò hỏa thiêu người trong đợt dịch tồi tệ nhất ở Ấn Độ. Ảnh: NY Times.
Những lò hỏa thiêu người trong đợt dịch tồi tệ nhất ở Ấn Độ. Ảnh: NY Times.

Hà Lan

Chính phủ Hà Lan đã từng áp dụng lệnh ‘phong tỏa thông minh’ vào ngày 16/3/2020. Quốc gia này yêu cầu đóng cửa các quán bar, nhà hàng, bảo tàng, trường học và cấm các sự kiện quy mô lớn.

Nhưng cho đến năm 2021, Hà Lan lại chứng kiến vô số cuộc biểu tình khi người dân kịch liệt phản đối lệnh đóng cửa ‘một phần’, được áp dụng sau sự bùng phát chóng mặt của các trường hợp lây nhiễm do đại dịch.

Người dân mua sắm ở thành phố Eindhoven, Hà Lan trước những hạn chế mới. Ảnh: Sky News.
Người dân mua sắm ở thành phố Eindhoven, Hà Lan trước những hạn chế mới. Ảnh: Sky News.

Italy

Italy là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên áp đặt lệnh phong tỏa cấp quốc gia để ngăn chặn sự lây lan của làn sóng Covid-19 năm 2020. “Toàn bộ quốc gia Italy đã bị phong tỏa” là tiêu đề gây sốc trên tờ báo Corriere della Sera vào ngày 10/3/2020.

Italy là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên áp đặt lệnh phong tỏa cấp quốc gia. Ảnh: NY Times.
Italy là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên áp đặt lệnh phong tỏa cấp quốc gia. Ảnh: NY Times.

Chỉ trước đó một hôm, vào ngày 9/3/2020, hơn 60 triệu dân Itlay đã được yêu cầu ở nhà, chỉ được phép ra ngoài trong những trường hợp cần thiết. Các trường học và tất cả cơ sở kinh doanh không thiết yếu đã phải đóng cửa. Chỉ có siêu thị, ngân hàng, nhà thuốc và bưu điện được phép mở cửa. Mọi hoạt động đi lại trong nước đều phải tạm dừng, ngoại trừ lý do sức khỏe hoặc những lý do khẩn cấp khác.

Đến năm 2021, các lệnh hạn chế mới đã được áp dụng vào tháng 3, giữa bối cảnh các trường hợp tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.

Thủ đô Rome vắng lặng những ngày phong tỏa. Ảnh: Wired.
Thủ đô Rome vắng lặng những ngày phong tỏa. Ảnh: Wired.

Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza cho biết, ông hy vọng các biện pháp ‘tự vệ’ nghiêm ngặt sẽ giúp Italy đẩy lùi làn sóng gia tăng các ca bệnh truyền nhiễm, đồng thời cho phép chính phủ dỡ bỏ dần các hạn chế vào nửa cuối mùa xuân.

Philippines

Chính phủ Philippines cũng đã áp đặt lệnh đóng cửa trong và xung quanh Manila khi thủ đô đang phải vật lộn để đối phó với sự bùng nổ của các ca lây nhiễm vào tháng 3/2021.

Thủ đô Manila đóng cửa do đại dịch. Ảnh: Reuters.
Thủ đô Manila đóng cửa do đại dịch. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc

Đại dịch Covid-19 được phát hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc đã dần dần kiểm soát sự lây lan của virus vào năm 2021, thì vào tháng 3/2022, một đợt bùng phát các ca lây nhiễm mới đã buộc chính phủ phải đưa ra lệnh cấm.

Nhân viên y tế tại thành phố Thượng Hải. Ảnh: Bloomberg.
Nhân viên y tế tại thành phố Thượng Hải. Ảnh: Bloomberg.

Trung Quốc đã cấm hầu hết người dân rời khỏi thành phố Trường Xuân với 9 triệu dân ở tỉnh Cát Lâm, phía đông bắc Trung Quốc, khi siêu biến thể ‘Omicron tàng hình’ đã thúc đẩy đợt bùng phát dịch bệnh lớn nhất ở quốc gia này.

Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm lớn nhất. Ảnh: NY Times.
Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm lớn nhất. Ảnh: NY Times.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nhìn lại thế giới những lần chìm trong phong tỏa

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO