Trước bối cảnh tình hình diễn biến rất phức tạp tại Ukraine, để giúp cộng đồng người Việt tại đây trong quá trình sơ tán, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện phối hợp với các hội đoàn người Việt tại các nước hỗ trợ bà con từ Ukraine trong trường hợp bà con sơ tán sang các nước lân cận.
Ngày 2/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã thông tin tới cộng đồng những thông tin quan trọng. Cụ thể, có 7 quốc gia: Ba Lan, Nga, Hungary, Rumani, Slovakia, Nga và Belarus bà con có thể di chuyển tới sơ tán hoặc để trở về Việt Nam từ các quốc gia đó.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia châu Âu có một quy định riêng.
Nếu sơ tán sang Ba Lan, bà con cần có: Giấy tờ xác minh nhân thân (VD: hộ chiếu, thẻ cư trú tại Ucraina, bằng lái xe…). Nếu nhập cảnh Ba Lan bằng xe riêng, mang theo thẻ xanh (green card) bảo hiểm bắt buộc, được cấp khi mua bảo hiểm xe để đi quốc tế (khi vào Ba Lan rồi không mua được bảo hiểm nữa). Ba Lan đã dỡ bỏ các yêu cầu liên quan đến Covid-19.
Nếu bà con tới Hungary thì, đối với các trường hợp cư trú hợp pháp tại Ukraine (có giấy tờ chứng minh): được vào Hungary tạm lánh nhưng không được đi tiếp sang các nước EU khác. Nếu đi tiếp sẽ bị coi là nhập cư bất hợp pháp.
Đối với các trường hợp không có giấy tờ cư trú hợp pháp ở Ukraine, bà con cần có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị: Nếu có vé máy bay (thương mại hoặc giải cứu; hoặc ít nhất là kế hoạch chuyến bay) và được nhân viên ĐSQ Việt Nam tại Hungary đón ở cửa khẩu (danh sách cần được gửi trước cho cảnh sát biên phòng) thì không cần đăng ký tỵ nạn. Tuy nhiên, bắt buộc phải bắt chuyến bay đầu tiên ra khỏi Hungary (thực tiễn là bay ngay hôm sau), không được ở lại Hungary.
Nếu muốn ở lại Hungary chờ quay về Ukraine thì phải đăng ký quy chế tỵ nạn tại biên giới, ĐSQ Việt Nam tại Hungary không can thiệp được việc xét duyệt này.
Trong trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam: Phải có sự bảo lãnh của ĐSQ và được cấp hộ chiếu tạm thời, phải thông báo trước cho Cơ quan Biên phòng và có người ra đón tại cửa khẩu, và phải ra khỏi Hungary bằng chuyến bay thương mại hoặc giải cứu đầu tiên (thực tiễn là chỉ được ở qua đêm). Các quy định về kiểm dịch bệnh Covid-19 cũng đã được Hungary dỡ bỏ.
Nếu tới Rumani, bà con người Việt cần có giấy tờ tùy thân, giấy tờ cư trú tại Ukraine. Địa chỉ cư trú tại Ukraine, lịch trình, phương tiện di chuyển, nhập cảnh vào Rumani, nơi lưu trú tại Rumani và đích đến (về Việt Nam, sang nước thứ ba...).
Còn Slovakia hiện đã cho phép nhập cảnh vào lãnh thổ nước này mọi công dân đến từ Ukraine, kể cả những người không đáp ứng các yêu cầu nhập cảnh thông thường; mọi giấy tờ tùy thân đều được chấp nhận ngay cả khi chúng đã hết hạn hoặc bị hỏng. Các quy định về kiểm dịch bệnh Covid-19 được Slovakia dỡ bỏ.
Với Belarus, nước này không yêu cầu bắt buộc tiêm chủng. Nếu có đăng ký thường trú/tạm trú tại Belarus: không bị áp dụng các biện pháp hạn chế khi nhập cảnh, không cần xét nghiệm PCR âm tính và không phải tự cách ly.
Nếu không có đăng ký thường trú/tạm trú tại Belarus: chỉ được nhập cảnh qua đường hàng không; phải tuân thủ các yêu cầu về thị thực như trước khi dịch Covid-19 (sở tại không đóng cửa biên giới, không siết chặt hơn quy định về cấp thị thực, bảo hiểm y tế); phải có xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 3 ngày đến khi nhập cảnh. Người đã tiêm chủng không cần xét nghiệm PCR âm tính (Belarus đã công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam).
Moldova yêu cầu: Giấy tờ tùy thân, giấy tờ cư trú tại Ukraine. Các trường hợp cư trú hợp pháp tại Ukraine (có giấy tờ chứng minh): được vào Moldova tạm lánh trong thời gian 3 ngày nhưng không được đi tiếp sang các nước EU khác (trừ trường hợp có hộ chiếu Ucraina).
Để vào Nga cần có: Giấy tờ tuỳ thân (hộ chiếu), giấy tờ chứng minh đang cư trú ở Ukraine. Khi làm thủ tục nhập cảnh, công dân phải khai Phiếu di trú (kích thước nhỏ hơn hộ chiếu) và nộp cho cán bộ biên phòng. Sau đó, họ sẽ trả lại 1 liên của Phiếu, xin lưu ý cần giữ phần phiếu này đến khi rời khỏi nước Nga.
Bộ ngoại giao cũng đã cung cấp số điện thoại để công dân Việt Nam, kiều bào tại Ukraine liên hệ khi sơ tán đến các quốc gia châu Âu kể trên.
Cụ thể:
Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan: +48782257359
Hội người Việt Nam tại Ba Lan:
- Ông Trần Anh Tuấn (Chủ tịch): +48 888 070 888
- Ông Trần Trọng Hùng (Phó Chủ tịch): +48 600 280 979
- Ông Nguyễn Lê Hùng (Phó Chủ tịch): +48 888 264 198
- Ông Lê Văn Mừng (Phó Chủ tịch): +48 605 886 809
- Ông Nguyễn Hoàng Tuyển (Ủy viên BCH): +48 668 699 398
- Ông Đặng Ngọc Hân (T/v Ban KT): +48 880 939 999
- Ông Lê Xuân Lâm (TBT Báo QV): +48 795 645 955
- Ông Võ Văn Long (PTBT báo QV): +48 500 202 329
Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary: Đường dây nóng bảo hộ công dân:
- Ông Nguyễn Lương Bằng, Bí thư thứ Nhất: +36 308 385 699 (viber); email: consularhu@gmail.com
- Bà Tống Thị Thanh Thủy, Bí thư thứ nhất, Chánh Văn phòng: + 36 304 219 525 (viber)
Hội đoàn người Việt tại Hungary:
- Ông Phùng Kim San, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary:
+36 308 284 793
- Ông Lê Ngọc Sơn: +36 307 254 668 (cộng đồng ở Nyiregyhaza, gần biên giới Ucraina)
Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani: +40 744 645 037;
Email: vietromlanhsu@gmail.com
Hội người Việt Nam tại Rumani:
Ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Người VN tại Rumani: +40 722 788 126.
Ông Bùi Doãn Hải: +40 728 403 455
Bà Phạm Thị Mai: +40 733 824 556
Ông Nguyễn Đăng Hoàn:
+40 754 043 689
Ông Nguyễn Văn Tới: +40 722 684 547
Bà Dương Quỳnh Chi: +40 770 162 871
Ông Lại Văn Dương: +40 737 328 368
Bà Phạm Hồng Duyên: +40 730 003 150
Ông Nguyễn Văn Hà: +40 744 118 888
Ông Trần Ngọc Tùng: +40 727 728 888
Ông Cao Minh Anh: +40 732 989 899
Bà Bùi Thị Hồng Nhung:
+40 720 084 109
Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia: +421 2 5245 1263; +421 915 419 568
Email: hcdcovid19.sk@yahoo.com
- Bà Nguyễn Thị Thu, Tham tán: +84914742368 (viber, Zalo).
- Ông Nguyễn Ngọc Anh, Tham tán: +421 905 251 816 (viber, Zalo).
Hội đoàn người Việt tại Slovakia:
- Ông Nguyễn Kim Đăng, Quyền Hội trưởng Hội Người Việt Nam tại Slovakia: +421 905 604 931 (viber)
- Ông Nguyễn Thanh Cương, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp VN tại Slovakia: +421 905 716 545
Hỗ trợ phiên dịch làm thủ tục tại biên giới, có thể liên hệ:
- Ông Nguyễn Duy Vũ, Quyền Hội trưởng Hội người Việt Nam tại Kosice: + 421 907 999 208
- Bà Nguyễn Thúy Loan: +421 915 725 003
Đại sứ quán Việt Nam tại Belarus: +375 17 2374897
Ông Đăng, Bí thư thứ nhất, +375 (25) 999-38-99
Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina (kiêm nhiệm Moldova): +380 63 863 8999; email: vnemb.ua@mofa.gov.vn
Hội đoàn người Việt tại Moldova:
Ông Bùi Quốc Huy: +373 69 153 290
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga:
Số điện thoại bảo hộ công dân: +79036821617
Email: phonglanhsumoscow@gmail.com
Ngoài ra, để biết thêm thông tin, bà con kiều bào đang làm ăn, sinh sống tại Ukraine có thể liên hệ: Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina: +380 63 863 8999; email: vnemb.ua@mofa.gov.vn
Tổng đài Bảo hộ Công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84; email: baohocongdan@gmail.com.
Link đăng ký nguyện vọng sơ tán công dân Việt Nam tại Ukraine về nước: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdQqfqeq3QTxl8CKLqbAwkQnOpHiRu8wj8hiN2lqhnqp4j-OA/viewform
Tổng đài Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao: +84 24 38240 401, máy lẻ 100 hoặc 101 (ngoài giờ hành chính) hoặc 141, 269 (trong giờ hành chính); email: vu1.ubnv@gmail.com.