Nước biển dâng: Một số nơi có thể bị nhấn chìm

Linh Chi 29/08/2015 09:45

Cách đây chỉ vài ngày, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ đã cảnh báo rằng mực nước biển đang ngày một dâng cao có thể khiến một số thành phố như Singapore hay Tokyo… và nhiều khu vực khác trên thế giới bị nhấn chìm. Báo cáo hôm 28/8 mà cơ quan này đưa ra còn chỉ ra rằng mực nước biển có thể dâng cao hơn mức dự báo trước đó.

Nước biển dâng: Một số nơi có thể bị nhấn chìm

Các dòng sông băng ở Nam Cực đang tan chảy với tốc độ chóng mặt.

Cách đây không lâu, một báo cáo của NASA đã đưa ra dự báo rằng mực nước biển trên toàn cầu sẽ tăng từ 0,3 - 0,9 m. Nhưng con số này nhanh chóng bị lỗi thời, sau khi có mức dự báo mới cho rằng mực nước biển ít nhất sẽ tăng 0,9m và thậm chí có thể cao hơn. Thông tin này sẽ khiến nhiều người giật mình khi biết rằng thế giới có khoảng 150 triệu người đang sinh sống gần khu vực bờ biển.

Thậm chí nếu không sống gần bờ biển, mực nước biển gia tăng cũng có thể gây nguy hiểm cho một số cơ sở sản xuất đặt ở gần biển, và đối với những người đi du lịch biển.

Thậm chí ngay cả NASA cũng thừa nhận rằng một số cơ sở nghiên cứu quan trọng của họ đang bị đe dọa bởi mực nước biển tăng dần.

Vậy nguyên nhân đằng sau dự báo mực nước biển tăng đột biến là gì? Có 3 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này, trong đó gồm: Sự lan rộng của các dòng biển ấm, các dòng sông băng trên núi tan chảy và hiện tượng băng tan từ khu vực Greenland và cực Nam. Trong số này, hiện tượng băng tan ở cực Nam được đánh giá là nghiêm trọng nhất và đang trở thành trung tâm nỗ lực đối phó trong báo cáo mà NASA đưa ra trong tuần này.

Một trong những dự án đối phó với mực nước biển gia tăng có tên Các đại dương tan chảy ở Greenland (OMG) sẽ dành ra 6 năm để nghiên cứu xem tỷ lệ đóng góp vào mực nước biển tăng của các dòng sông băng ở Greenland như thế nào. Được biết sông băng Jakobshavn, sông băng di chuyển nhanh nhất ở Greenland, mới đây đã bị tan một mảng lớn đủ để bao phủ cả hòn đảo Manhattan trong lớp băng giá dày khoảng 304 m; theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

Nếu như toàn bộ băng ở Greenland tan chảy hoàn toàn, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 6m. Đáng lẽ ra thảm họa này sẽ phải mất thêm nhiều thế kỷ nữa mới diễn ra, thì trong bối cảnh hiện nay, mực nước biển có thể sẽ dâng cao hơn khoảng 3m chỉ trong vòng 1 hoặc 2 thế kỷ tới; theo các nhà khoa học của NASA.

Nhiều chuyên gia khí tượng cũng nói rằng nhiệt độ toàn cầu đang ngày càng gia tăng nhanh hơn bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử nhân loại, chủ yếu là do các hoạt động của con người như đốt các loại nhiên liệu hóa thạch.

Các dự án mà NASA mới công bố không chỉ tập vào nghiên cứu biến đổi khí hậu hay mực nước biển dâng cao trong tương lai mà cả trong quá khứ. Cơ quan này đã đưa ra số liệu về những thay đổi mực nước biển và khí hậu trong suốt 23 năm qua nhờ vào công nghệ chụp ảnh từ vệ tinh. Các dữ liệu mà họ thu được cho thấy mực nước biển đã tăng gần 7,6 cm kể từ năm 1992 đến nay. Con số nghe có vẻ không lớn, nhưng theo ước tính, thì mức tăng này tương đương với việc các bãi biển sẽ bị nước biển xâm lấn tới 760 cm.

Tuy nhiên, mức tăng nước biển không phải ở đâu cũng giống nhau. Một số nơi có thể chứng kiến mực nước biển cao hơn đến gần 23 cm, trong khi một số nơi khác như ở bờ Tây nước Mỹ thì chỉ chứng kiến mức tăng nhẹ không đáng kể. Thế nhưng mức tăng như vậy, theo giới chuyên gia nhận định, cũng là quá đủ để nhấn chìm một số thành phố nằm dưới mực nước biển, như Tokyo, Singapore hay bang Florida của nước Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nước biển dâng: Một số nơi có thể bị nhấn chìm

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO