Nuôi cà cuống

B.T 06/10/2017 09:00

Cà cuống là loại côn trùng được xếp vào hàng sơn hào hải vị. Ngày nay, món cà cuống rất được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng làm thức ăn quý. Ngoài ra tinh dầu trong ống tinh dầu của cà cuống còn có nhiều tác dụng trong y học. Kỹ thuật nuôi cà cuống không quá phức tạp, xin giới thiệu để bà con tham khảo.


Cà cuống được coi là loài côn trùng quý hiếm, có nhiều công dụng khác nhau nhưng nổi tiếng nhất là nước mắm cà cuống.

Chuồng nuôi và chăm sóc:
Để nuôi cà cuống thành công bà con cần tạo một bể thuỷ sinh. Một bể thuỷ sinh 80x40x40cm sẽ nuôi được 200-250 con cà cuống bố mẹ. Bên trên bể thuỷ sinh chúng ta lấy một lớp màn mỏng bịt nắp bể lại để cà cuống nuôi trong hồ không bay ra ngoài.

Trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy hồ. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh.

Việc cho nước vào bể, ta dùng túi nylon ngăn vòi nước để không làm đục nước, dòng chảy sẽ không làm hư lớp sỏi nền và làm xí phân lên. Gắn cây xanh vào bể. Chọn những loại cây mà bạn thích trong số những cây thuỷ sinh có bán trên thị trường. Tuỳ vào từng vào đặc điểm của từng loại cây mà ta bài trí ở các vị trí khác nhau trong bể. Ví dụ cây rong mái chèo và rau mác là các loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và các cạnh của bể. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc.

Khi trồng cây, vật không thể thiếu là một cái kẹp dùng trong y tế ( loại lớn, dài trên 30cm) dùng để kẹp phần rễ cây và trồng xuống sỏi. Trong môi trường nước, lớp sỏi trở nên nhẹ và rời rạc, không thể dùng tay được.

Nên có ít nhất 1 bộ lọc, để lọc nước và cung cấp oxi.

Khi thả cà cuống vào bể thuỷ sinh, không nên thả cà cuống vào bể ngay mà nên trồng cây trước khoảng 5-7 ngày sau, khi hệ vi sinh trong bể ổn định sẽ an toàn hơn cho cá và cây.

Con cà cuống đực ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2-3cm, rộng 2-3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống.

Con cà cuống cái không có hai ống tinh dầu này.

Cà cuống rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu các con vật như: tôm, tép, nhái, nòng nọc, cá con, dế,… nên trong hồ chúng ta có thể nuôi thêm cá con để làm thức ăn cho cà cuống.

Cà cuống là một trong những nhóm côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7-8 cm, có con lên đến 10-12 cm. Nên chọn nuôi cà cuống có có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng.

Sinh sản
Sinh sản vào tháng 5 đến tháng 8 dương lịch sau mùa gặt. Trứng hình bầu dục cỡ 3,5mm. Cà cuống đẻ trứng thành ổ bao quanh thân cây lúa. Ổ hình trụ cỡ 2,5-3cm x 0,8-1cm. Trứng màu vàng trắng mờ, mỗi ổ có khoảng 70-150 trứng. Thời gian phát triển của trứng khoảng 10 ngày. Từ khi ấu trùng nở khỏi trứng rối phát triển qua biến thoái không hoàn toàn (trứng ấu trùng- trưởng thành), qua lột xác 5 lần.

Từ khi nở đến khi trưởng thành khoảng 40 ngày. Sau khi đẻ xong cà cuống bám vào một số cây thủy sinh hay bay là là trên mặt nước, con đực đến để quạt khí cho trứng nở. Con cái khác tìm đến để ghép đôi và đẻ trứng với con đực. Lúc này con cái luôn tìm cách phá hủy trứng để có thể thay trứng mới của mình. Vì thế chúng ta nên chuyển con cái này ra một bể khác.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nuôi cà cuống

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO