Phải xóa '5 nhất'

H.Vũ 02/11/2019 07:10

Ngày 1/11, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về Đề án tổng thế phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu, nhìn nhận thực trạng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cũng như chỉ ra “5 nhất” hạn chế đối với khu vực này, cần sớm được tháo gỡ.

ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cho rằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn phải chịu nhiều tổn thất nhất do thiên tai, phá rừng, biến đổi khí hậu gây ra với số liệu đáng lo ngại: Tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 25,27% tổng số hộ nghèo của cả nước, còn 221 nghìn 754 hộ thiếu đất sản xuất, 80 nghìn 960 hộ thiếu đất ở…

Đề nghị “tránh lo cho người nghèo theo kiểu đối phó”, ĐB Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng, mục tiêu đến năm 2025 có 80% thôn bản có nhà sinh hoạt cộng đồng cần quy định thêm về chỉ tiêu hoạt động vận hành của nhà sinh hoạt cộng đồng, tránh tình trạng “then cài chốt đóng”, nhà sinh hoạt cộng đồng trở thành nhà kho vì thiếu bóng người chăm sóc, gây lãng phí nguồn đầu tư. Bên cạnh đó, người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi đi khám, chữa bệnh cần phải được bác sĩ thực hiện và được khám chữa bệnh bằng cách trang thiết bị y tế tiên tiến. Theo bà Hương, chỉ khi nào chất lượng và hiệu quả của việc khám, chữa bệnh làm hài lòng được người dân thì chắc chắn sẽ thu hút được người dân chủ động tự nguyện đến với cơ sở khám chữa bệnh và ngược lại.

Theo ĐB Y Khút Niê (Đắc Lắk), giải pháp huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội, trong đó sự vươn lên của người dân giữ vai trò quan trọng, nguồn ngân sách nhà nước là quyết định. “Tôi đề nghị việc huy động mọi nguồn lực đầu tư cần phải tập trung vào một đầu mối để điều chỉnh thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tránh mỗi bộ ngành là một đầu mối, mỗi lĩnh vực phân tán, mạnh ai lấy làm để rồi giảm suy yếu hiệu quả của đề án”- ông Y Khút Niê bày tỏ.

ĐB Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An) cho rằng, việc ban hành Đề án thể hiện sự chăm lo đặc biệt của Đảng, Nhà nước với đồng bào DTTS. Từ thực tiễn địa phương, bà Trang cho rằng cần phân loại thôn xã, đặc biệt khó khăn nhưng cần lưu tâm tới những xã nằm trong vùng quốc phòng, an ninh trọng điểm. Vì những vùng này không được đầu tư khai thác phát triển kinh tế - xã hội để phục vụ cho thế trận quốc phòng toàn dân nên bị nhiều thiệt thòi. “Nếu không được hỗ trợ, họ sẽ gặp khó khăn khó theo kịp các vùng khác. Chính sách phải đánh thức tiềm năng để giúp đồng bào làm giàu trên chính mảng đất của mình bằng hạ tầng và cần có chính sách giúp bà con xây dựng mô hình kinh tế, tận dụng sức lao động, mang lại giá trị bền vững thường xuyên cho hộ gia đình”- bà Trang cho hay.

Phải xóa '5 nhất'

ĐBQH Lê Thị Nguyệt phát biểu tại Hội trường.

Đáng chú ý, theo ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc), hiện vùng đồng bào DTTS đang có “5 cái nhất” về hạn chế: Điều kiện khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ nghèo cao nhất. Do đó chính sách phải tháo gỡ “5 cái nhất” này bằng việc cần bổ sung khía cạnh khai thác các lợi thế của từng vùng.

Bà Nguyệt lưu ý, cần chú ý để đổng bào DTTS và miền núi có nghề nghiệp và sinh kế ổn định, thì mới có thể phát triển bền vững.
Chiều 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phải xóa '5 nhất'

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO