Rao bán nhà đất cắt lỗ và những chiêu trò

S.Tuyến

Thời gian gần đây, do áp lực tài chính, nhiều nhà đầu tư rao bán nhà đất. Thông tin của một đơn vị tư vấn bất động sản (BĐS) cho biết, lượng tin rao bán nhà đất trên cả nước tăng 21% tính từ giữa năm 2022 tới nay. Trong đó, phân khúc ghi nhận rao bán nhiều nhất là đất nền, nhà riêng, nhà mặt phố và căn hộ chung cư với mức tăng trung bình từ 14 - 32%.

Rao bán nhà đất “cắt lỗ” được ví như một chiếc bẫy.
Rao bán nhà đất “cắt lỗ” được ví như một chiếc bẫy.

Riêng thị trường TPHCM, lượng tin rao bán BĐS tăng tới hơn 30%. Trong đó đất nền có nhu cầu rao bán tăng 55%, nhà mặt phố tăng 47%, nhà riêng tăng 43% còn căn hộ và biệt thự liền kề có lượng sản phẩm cần rao bán lần lượt tăng 14-25%. Loại hình căn hộ cao cấp có lượng sản phẩm rao bán tăng 20%, căn hộ trung cấp cũng tăng 14% số lượng tin rao bán.

Trong khi đó, số lượng sản phẩm sơ cấp do chủ đầu tư và các sàn chào bán không nhiều vì nguồn hàng tồn không còn, thiếu dự án mới cũng như giai đoạn triển khai mới nên không có sản phẩm sơ cấp giao dịch.

Hiện làn sóng rao bán BĐS gia tăng tại hầu hết các địa phương. Trong đó, tại Khánh Hòa và Đà Nẵng, lượng sản phẩm nhà đất cần rao bán tăng 40 - 43%. Tại Bình Dương, Bình Thuận, Lâm Đồng, số lượng tin rao bán nhà đất cũng tăng trung bình trên 20%. Long An có lẽ là tỉnh có số tin rao bán nhà đất nhiều nhất: Tăng 54% so với cùng thời điểm đầu năm 2022.

Đáng chú ý, mặc dù nhà đầu tư vẫn dành sự quan tâm cho nhà đất nhưng tỉ lệ chốt hợp đồng thành công rất thấp: Giảm đến gần 80% so với thời điểm giữa năm 2022.

Trong khi đó, lại xuất hiện nhiều chiêu rao bán gấp nhà, đất “để cắt lỗ”. Không ít cò đất, chủ sở hữu thường tự nhận họ chịu bán lỗ cả trăm triệu đồng, hoặc bán giá gốc vì “không còn chịu đựng nổi”.

Bán gấp, giá rẻ - đó là chiêu thức quảng cáo phổ biến với thị trường BĐS hiện nay. Người bán cũng mập mờ về các khoản thuế, phí, nếu người mua không “truy” rõ thì sẽ sập bẫy. Giới kinh doanh BĐS cho biết, các chiêu thức như vậy không bao giờ người bán lỗ cả. Đưa thông tin ảo vẫn là chiêu trò mà nhiều nhân viên môi giới dùng để lấy thông tin, số điện thoại của khách hàng.

“Rất hiếm có trường hợp người bán chấp nhận bán lỗ vốn. Nếu có chủ yếu là những sản phẩm căn hộ mới, nhà chưa hình thành. Thực tế thì giao dịch ít, thanh khoản còn ít hơn nhưng câu chuyện “bán gấp, giá rẻ” hay là “bán cắt lỗ” chỉ là một cách nói. Từ Tết Nguyên đán đến nay hầu hết các căn hộ chung cư, đất nền vẫn giữ nguyên giá cho dù không bán được” - ông Phan Tấn Quang, nhân viên tư vấn nhà đất ở quận Gò Vấp (TPHCM) nói.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Đột phá nhà ở xã hội

Đột phá nhà ở xã hội

Theo các chuyên gia trong ngành, còn nhiều nút thắt liên quan đến vốn, thủ tục hành chính... phải sớm được tháo gỡ mới có thể đột phát tốc độ phát triển NƠXH.
Minh bạch giao dịch đất đai

Minh bạch giao dịch đất đai

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, đất đai là tài sản lớn, là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, tư liệu sản xuất cơ bản, là không gian phát triển và là nguồn lực to lớn ...

Xem nhiều nhất