Số ca mắc sốt xuất huyết cao so với cùng kỳ

An Thái

Theo thông tin từ ngành y tế TP HCM, đầu năm 2023 các ca mắc sốt xuất huyết (SXH) vẫn ở mức cao. Còn tại Hà Nội, số ca mắc SXH đang gia tăng trong những ngày đầu năm.

Cụ thể, ngày 6/2, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 27/1 đến 3/2), trên địa bàn TP Hà Nội ghi nhận 25 ca mắc SXH (tăng 22 trường hợp so với tuần trước). Dự báo, trong thời gian tới, có thể vẫn sẽ ghi nhận ca mắc tại các quận, huyện, thị xã. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội ghi nhận 88 ca mắc SXH (tăng 9,7 lần so với cùng kỳ năm 2022), không ghi nhận ca tử vong. Ca mắc SXH phân bố tại 22/30 quận, huyện, thị xã; 66/579 xã, phường, thị trấn.

Năm 2022, dịch SXH gia tăng mạnh trên địa bàn Hà Nội. Số ca mắc gia tăng mạnh nhất vào tháng 11 và đầu tháng 12/2022, trung bình mỗi tuần có từ 1.300-1.400 ca SXH. Trong năm 2022, thành phố ghi nhận 19.581 ca mắc SXH, trong đó có 25 ca tử vong. So với năm 2021, số ca mắc trong năm 2022 tăng gấp 5,8 lần và tăng 25 ca tử vong. Theo nhận định của CDC Hà Nội, số ca mắc SXH trong những tuần đầu năm 2023 tuy có giảm so với cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao so với cùng kỳ năm trước.

Ở phía Nam, theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, số ca mắc SXH trong những tuần đầu năm 2023 tuy có giảm nhưng vẫn đang ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Trong tuần qua, TPHCM ghi nhận 400 trường hợp mắc SXH, tăng khoảng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022; không ghi nhận có ca tử vong do SXH trong tuần. Toàn thành phố cũng ghi nhận 23 ổ dịch SXH mới phát sinh ở 17 phường, xã thuộc 5/22 quận, huyện và TP Thủ Đức.

Bác sĩ Lương Chấn Quang - Khoa Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Viện Pasteur TPHCM nhận định, tình hình dịch bệnh nói chung trong tuần nghỉ Tết giảm, nhưng tuần sau Tết tăng lại nên không được chủ quan. SXH tuy có chiều hướng giảm nhưng số ca mắc còn rất cao so với năm trước đó. Viện Pasteur TPHCM đề nghị các địa phương cần thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch SXH ngay từ bây giờ, không để đến mùa mưa muỗi sinh nở nhiều mới bắt tay vào phòng dịch.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ở phía Bắc trong mùa ẩm nồm, muỗi vằn - vật trung gian truyền bệnh SXH dễ sinh sôi nảy nở. Do đó, người dân không được chủ quan, cần tiếp tục nâng cao ý thức của bản thân đối với cộng đồng; chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trước thực trạng số ca mắc SXH đầu năm 2023 cao hơn so với cùng kỳ 2022, tăng cao từ đầu năm, cần phải kiểm soát chặt chẽ để dịch SXH không tăng mạnh trong thời gian tới.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Hiểm họa từ món cá chép ủ chua

Hiểm họa từ món cá chép ủ chua

Ngày 20/3, trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, từ ngày 7/3 đến nay trên địa bàn huyện Phước Sơn đã xảy ...
Ngày 20/3: Còn 5 ca Covid-19 nặng phải thở oxy

Ngày 20/3: Còn 5 ca Covid-19 nặng phải thở oxy

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 20/3 của Bộ Y tế cho biết, có 7 ca mắc mới, giảm so với ngày trước đó; Trong ngày không có bệnh nhân nào khỏi; hiện còn 5 ca ...
Tóc bạc sớm có đáng lo?

Tóc bạc sớm có đáng lo?

Tóc bạc thường gặp ở những người cao tuổi, song giờ đây, hiện tượng tóc bạc sớm lại trở nên thường gặp ở những người trẻ tuổi. Điều đó có đáng lo ngại?
Thiếu i-ốt gây hậu quả nặng nề

Thiếu i-ốt gây hậu quả nặng nề

I-ốt là một vi chất rất cần thiết để tổng hợp hormone tuyến giáp. Các hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ và kiểm soát chức năng ...

Tin nóng

Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết

Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết

Thông tin mới nhất từ Bộ Y tế cho hay, trong 2 tháng đầu năm 2023, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) cả nước tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022, đặc biệt tại một số tỉnh khu vực miền Nam và miền Trung.

Xem nhiều nhất