Sớm triển khai khu tái định cư ở bản Sắt

QUẢNG NGHĨA

Sẽ tiến hành xây dựng khu tái định cư cho người dân ở bản Sắt, xã Trường Sơn vào đầu năm 2021.

Ông Phạm Trung Đông, Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh tặng quà cho các hộ dân ở bản Sắt di dời để tránh thiệt hại sạt lở.
Ông Phạm Trung Đông, Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh tặng quà cho các hộ dân ở bản Sắt di dời để tránh thiệt hại sạt lở.

Ngày 5/11, ông Phạm Trung Đông, Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, trước tình trạng sạt lở núi tại bản Sắt (xã Trường Sơn), huyện đã chỉ đạo địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các thủ tục cần thiết để tiến hành xây dựng khu tái định cư cho người dân ở bản Sắt, xã Trường Sơn vào đầu năm 2021.

Cụ thể, sau khi đi khảo sát thực tế tại bản Sắt, Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh Phạm Trung Đông đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương xã Trường Sơn khẩn trương lập quy hoạch di dời dân ở bản Sắt đến khu vực an toàn.

Đây là nơi bằng phẳng, có diện tích khoảng 3 ha và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi lũ cũng như các nguy cơ sạt lở. Từ khu vực mới này, người dân bản Sắt vừa yên tâm để định cư lâu dài, vừa dễ dàng sản xuất lúa nước, trồng rừng, bảo đảm an ninh lương thực. 

Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết thêm: “Trong thời gian từ đây đến đầu năm 2021, xã Trường Sơn sẽ lấy ý kiến của 30 hộ dân về việc phân chia vị trí chỗ ở. Tiếp đó, huyện sẽ huy động các nguồn lực xã hội để san gạt mặt bằng, tiến hành làm đường để khi triển khai xây dựng khu tái định cư đảm bảo thuận lợi”.

Được biết, để hỗ trợ người dân an cư lạc nghiệp, UBND tỉnh Quảng Bình đã có quyết định phân bổ 9 tỷ đồng làm đường bê tông dài 6km từ đường Hồ Chí Minh vào bản Sắt. 

Bản Sắt (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) có 34 hộ dân với 152 nhân khẩu sinh sống ở địa hình “lòng chảo” dưới chân núi có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng. Vừa qua, các đợt mưa lớn lâu ngày đã nhấn chìm bản Sắt, cộng với sạt lở tại 3 vị trí với chiều dài gần 700m đã uy hiếp tính mạng, thiệt hại về tài sản của người dân.

Chính quyền xã Trường Sơn, Đồn Biên phòng Làng Mô đã đưa các phương tiện, thuyền bè và dựng nhà bạt để di dời các hộ đến nơi an toàn, có chỗ ở để tránh trú sạt lở, mưa lũ.      

Tin liên quan

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Lừa đảo trực tuyến vẫn nhức nhối

Lừa đảo trực tuyến vẫn nhức nhối

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ...
Na Ngoi vươn mình

Na Ngoi vươn mình

Chừng 10 năm về trước, nhắc đến Na Ngoi - nơi có 90% đồng bào Mông sinh sống, là nhắc tới đói nghèo, lạc hậu.
Mùa nhãn ngọt thơm xứ biển

Mùa nhãn ngọt thơm xứ biển

Tháng 8 âm lịch hằng năm, du khách có dịp về Bạc Liêu đến khu vườn nhãn cổ trên 100 năm tuổi nổi tiếng ở miền Tây, được đắm mình trong khung cảnh yên bình, mát lành, ...
Bao giờ học sinh thoát lịch học dày đặc?

Bao giờ học sinh thoát lịch học dày đặc?

Áp lực học tập của học sinh đang ngày một nhiều. Nhất là với học sinh tiểu học, học ngày 2 buổi học trên lớp thì việc quá tải bài tập về nhà lại càng khiến các em ...
‘Giải oan’ cho xe máy điện

‘Giải oan’ cho xe máy điện

Việc cơ quan điều tra chỉ ra nguyên nhân vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra tại chung cư mini ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) là do chập điện xe máy động cơ xăng, đã thực sự ...

Tin nóng

Giữ nghề làm đèn kéo quân

Giữ nghề làm đèn kéo quân

Tìm về làng Đàn Viên (xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội), hỏi nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền làm đèn kéo quân thì ai cũng biết.

Xem nhiều nhất