Sức sống của một phong trào

Minh Quân 27/11/2019 06:00

Ngày 26/11, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động Tết trồng cây (1959 - 2019)”.

Hội thảo đã nhận được 60 bài tham luận đề cập đến nhiều vấn đề sâu sắc, giàu tính gợi mở, tập trung vào hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa lịch sử của phong trào “Tết trồng cây” do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng. Bên cạnh đó, các tham luận cũng làm rõ giá trị kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... và ý nghĩa thực tiễn của phong trào “Tết trồng cây”; Tư tưởng, triết lý sống tiến bộ về bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên; Quan điểm sống hòa hợp, cải tạo thiên nhiên để phục vụ lợi ích con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tình yêu thiên nhiên của Bác qua phong trào “Tết trồng cây”; Tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua lời kêu gọi “Tết trồng cây”...

Các đại biểu khẳng định, Tết trồng cây đã trở thành một nội dung của kế hoạch phát triển dân sinh, kinh tế, xây dựng nông thôn mới, chăm lo đời sống của người lao động ở nông thôn cũng như miền núi.

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trồng cây bao gồm cả việc tổ chức lại nông thôn, tận dụng đất đai, tạo ngành nghề mới trong nhân dân. Trồng cây thu hút, khai thác và phân bố lại lao động ở các độ tuổi một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề xã hội như xây dựng trường học, bệnh xá, nhà trẻ và cả vấn đề hậu sự cho đồng bào. Với quan điểm này, Tết trồng cây đóng vai trò quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặc biệt lưu ý sự nguy hại của việc phá rừng, phá vỡ sự cân bằng của môi trường sinh thái. Người nói, nếu rừng cạn kiệt thì không còn gỗ, và mất nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây ra lũ lụt và hạn hán. Từ đó, Người kêu gọi phải có kế hoạch trồng rừng và phải bảo vệ rừng như bảo vệ nhà cửa của mình...

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Sức sống của một phong trào

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO