Tái hiện 95 năm báo chí cách mạng Việt Nam

Minh Châu 18/06/2020 08:24

Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức triển lãm “95 năm Báo chí cách mạng Việt Nam từ tư liệu, tài liệu lưu trữ nhà nước”. Triển lãm trưng bày trong dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6.

Báo Cứu quốc chuyển về Hà Đông, tháng 01/1947. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Tài liệu ảnh Nhà Nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản.
Báo Cứu quốc chuyển về Hà Đông, tháng 1/1947. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Tài liệu ảnh: Nhà Nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản.

Triển lãm giới thiệu trên 100 hình ảnh, tư liệu, tài liệu được chọn lựa từ Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Thông tấn xã Việt Nam, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và của các cơ quan báo chí đã góp phần tái hiện lại những chặng đường phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam trong 95 năm qua. Nội dung triển lãm gồm 4 giai đoạn chính: Báo chí Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1945; Báo chí Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1946-1975; Báo chí Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1976-1986; Báo chí Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1987 đến nay.

Theo dòng thời gian các giai đoạn này, khán giả sẽ thấy dấu mốc đầu tiên là “Báo Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và ra số đầu tiên ngày 21/6/1925. Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của nước ta. Trong thời kỳ hoạt động bí mật có báo Cứu Quốc (tiền thân báo Đại Đoàn kết).

Ở giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, với hàng loạt các cơ quan báo chí lớn ra đời, có thể kể đến những cái tên như Sự thật, Độc lập, Lao động, Nhân dân, Quân đội nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam…

Triển lãm trưng bày một số tài liệu tiêu biểu như: Sắc lệnh số 41SL ngày 03/02/1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa v/v thể lệ xuất bản báo chí; Sắc lệnh số 12SL ngày 03/02/1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa v/v in, phát hành báo chí và sách; Một số bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cho báo (Việt Bắc đánh thắng) năm 1949-1950; Báo Quân đội nhân dân đề cập một số nội dung, thông tin về tình hình chiến sự của quân và dân ta, năm 1952; Sắc lệnh số 282-SL ngày 14/12/1956 của Phủ Chủ tịch về chế độ báo chí; Sắc lệnh số 100-SL/L.002 ngày 20/5/1957 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa v/v ban bố Luật về Chế độ báo chí; Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 17/4/1959; Quyết định của Phủ Thủ tướng về việc chuyển giao các nhiệm vụ của Sở Báo chí Trung ương về Ban Tuyên Huấn Trung ương, ngày 16/9/1970…

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tái hiện 95 năm báo chí cách mạng Việt Nam

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO