Tân Yên (Bắc Giang): Đổi thay từ nông thôn mới

Tuệ Phương

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, 9/9 tiêu chí huyện NTM theo Bộ tiêu chí Quốc gia đã được hoàn thành; 20/20 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM.

Tân Yên (Bắc Giang): Đổi thay từ nông thôn mới

Đường giao thông tại các xã ở Tân Yên được bê tông hóa. 

Bà Dương Tuyết Lan, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Yên cho biết, sau 10 năm xây dựng NTM, hạ tầng nông thôn đã được quan tâm đầu tư, các công trình được xây dựng mới khang trang, hiện đại. Đường giao thông tại các xã được cứng hóa, bê tông hóa trên 78%; tỷ lệ phòng học kiên cố của huyện đạt 95%; 100% nhà văn hóa, khu thể thao, điểm sinh hoạt văn hóa của thôn, xã đều đạt tiêu chuẩn theo quy định. Bộ mặt nông thôn huyện thay đổi rõ nét, giá trị bình quân trên một ha đất nông nghiệp đạt 152 triệu đồng/ha, tăng 102 triệu đồng so với năm 2011.

Tổng nguồn kinh phí huyện Tân Yên huy động để thực hiện Chương trình NTM khoảng gần 3.700 tỷ đồng. Huyện đã thực hiện tốt việc xử lý, kiểm soát nợ nên đến nay không có nợ đọng trong xây dựng NTM.

“Huyện Tân Yên cũng đã tiến hành lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM tại 317/317 khu dân cư trên địa bàn 22 xã, thị trấn trong huyện. Việc lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân qua 11 câu hỏi đều đạt tỷ lệ cao, đạt từ 92,99% trở lên, người dân hài lòng và đồng tình về Chương trình. Đa số các đoàn công tác đến Tân Yên khảo sát đều đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân trên địa bàn huyện Tân Yên trong việc triển khai chương trình. Không chỉ đời sống vật chất với những miền quê trù phú, vùng cây trái trĩu quả mang lại giá trị kinh tế cao mà đời sống tinh thần người dân cũng được nâng cao, cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch đẹp. Huyện cũng đã vào cuộc quyết liệt trong việc chỉ đạo bảo vệ môi trường”- bà Tuyết Lan nói.

Cùng với hạ tầng cơ sở dần được hoàn thiện, đến nay huyện Tân Yên đã hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung như: Vùng vải sớm Phúc Hòa, vùng trồng vú sữa Hợp Đức; vùng chăn nuôi lợn, thủy sản ở các xã: Ngọc Châu, Ngọc Thiện, Ngọc Lý… với hơn 380 trang trại chăn nuôi. Toàn huyện có 60 vùng sản xuất hàng hóa với các loại cây trồng thế mạnh. Hiện toàn huyện cũng đã có 16 doanh nghiệp đến liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Bình quân thu nhập đầu người của địa phương đạt hơn 56 triệu đồng/năm với tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 3%...

Với những nỗ lực không mệt mỏi trong suốt 10 năm xây dựng NTM, thành quả mà người dân huyện Tân Yên đạt được cho thấy sự đúng đắn trong chỉ đạo, sự quyết tâm cao của người dân và cả hệ thống chính trị đã cho ra những “trái ngọt” để Tân Yên trở thành miền quê đáng sống.        

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Người dân Trung Lộc mong mỏi một cây cầu

Người dân Trung Lộc mong mỏi một cây cầu

Mùa mưa lũ đến, con đường độc đạo bị chia cắt, biến thôn Cồn Soi (xã Trung Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) như một “ốc đảo”, cuộc sống người dân đảo lộn hoàn toàn. Bao đời ...
Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Triển khai đề án xóa nhà tạm nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, Ủy ban MTTQ huyện Chiêm Hóa đã tập trung nhiều giải pháp huy ...
Người cán bộ Mặt trận của dân, vì dân

Người cán bộ Mặt trận của dân, vì dân

Ông Triệu Sinh Bảo - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn là một trong 63 cá nhân tiêu biểu được đề nghị nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính ...

Xem nhiều nhất