Cần chấm dứt độc quyền cung cấp nguyên liệu gỗ cao su

Quốc Định 03/10/2018 09:00

Gỗ cao su đã trở thành một trong những nguồn cung nguyên liệu vô cùng quan trọng đối với ngành chế biến gỗ của Việt Nam, đặc biệt là vai trò xuất khẩu. Tuy nhiên tình trạng độc quyền về nguyên liệu và cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp (DN) đang diễn ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường.

Cần chấm dứt độc quyền cung cấp nguyên liệu gỗ cao su

Thị trường gỗ cao su đang xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng tới các DN và người sản xuất.

Hàng năm, lượng cung gỗ từ nguồn này bình quân lên tới 4,5-5 triệu m3, với trên 90% được khai thác từ các vườn cao su thanh lý đại điền. Gần 70% lượng cung này được đưa vào chuỗi cung xuất khẩu, phần còn lại đưa vào chế biến các mặt hàng phục vụ tiêu dùng nội địa.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng được làm từ gỗ cao su, bao gồm cả các mặt hàng 100% là gỗ cao su và các mặt hàng có sử dụng một phần gỗ cao su, khoảng 1,7 tỷ USD, chiếm gần 23% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước.

Nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu cao su rất lớn. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy các DN chế biến gỗ, đặc biệt là từ nguồn cung của các công ty thuộc Tập đoàn Cao su. Kiểm soát nguồn cung từ các DN, Tập đoàn mặc dù có lợi thế duy trì cung cấp gỗ đầu vào cho các DN chế biến gỗ trực thuộc ngành cao su, nhưng lại tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN sử dụng gỗ cao su nguyên liệu. Áp dụng chứng chỉ quản lý rừng bền vững đòi hỏi cần có thay đổi trong mô hình tổ chức cung gỗ cao su như hiện nay. Đây là những thách thức của ngành cao su.

Các chuyên gia dự báo, trong tương lai nguồn cung gỗ từ tiểu điền sẽ tăng và vượt nguồn cung gỗ từ nguồn cao su đại điền. Với số lượng đông đảo các hộ tham gia chuỗi cung gỗ, khoảng 264.000 hộ, cung gỗ từ nguồn này sẽ vô cùng phức tạp nếu không có những hoạt động hiệu quả nhằm tổ chức thị trường. Tình trạng cạnh tranh mua bán gỗ cao su nguyên liệu trong thời gian qua dự kiến sẽ tiếp diễn ra trong tương lai.

Tại một số nơi, hệ thống thương lái phát triển, thực hiện việc thu gom gỗ từ tiểu điền, sau đó bán lại cho các tư thương nước ngoài. Các DN chế biến gỗ của Việt Nam mặc dù rất cần nguồn cung gỗ nguyên liệu này nhưng không thể cạnh tranh với các DN nước ngoài. Các DN của Việt Nam thua trên sân nhà ít nhất trên 2 phương diện, kém trong việc tổ chức hệ thống thu mua và không thể cạnh tranh về giá.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cần chấm dứt độc quyền cung cấp nguyên liệu gỗ cao su

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO