Tia UV ảnh hưởng thế nào khi lái xe ô tô

P.Vân (tổng hợp) 20/01/2021 14:00

Không chỉ gây khó khăn khi quan sát, tia UV từ mặt trời có thể dễ dàng xuyên qua kính xe và làm ảnh hưởng trực tiếp tới mắt và da của tài xế.

Kính râm giúp bạn tự tin hơn và kiểm soát tốt tầm nhìn khi lái xe dưới trời nắng.

Sử dụng kính râm

Theo Báo Giao thông, kính râm không chỉ có tác dụng chống tia nắng từ mặt trời chiếu vào mắt mà còn giúp tài xế quan sát đường thoải mái hơn trong trường hợp lái xe về hướng mặt trời. Trước mỗi hành trình, đừng bao giờ quên mang theo kính mát. Hãy mua loại mắt kính phân cực để có tác dụng chống chói tốt hơn.

Tấm chắn nắng phía trước giúp giảm thiểu 80% tác hại của ánh nắng tới tài xế.

Dùng tấm chắn nắng

Một thiết kế luôn có sẵn trên ô tô, dù ở dòng xe hạng sang hay bình dân, đó chính là tấm chắn nắng phía trước dành cho hàng ghế đầu.

Tấm chắn này kết hợp với dải chấm tròn đen phía góc trên kính chắn gió phía trước giúp người lái giảm thiểu được tới 80% tác động của ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt.

Dán phim cách nhiệt giúp 99.9% tia bức xạ giúp bảo vệ sức khoẻ làn da, mắt.

Dán phim cách nhiệt

Phim cách nhiệt có một khả năng giảm chói nhất định. Khả năng này sẽ giúp người lái xe giảm được chói sáng, nhất là khi xe chạy đối diện với mặt trời hay khi chạy ban đêm, gặp đèn pha từ các xe đối diện. Từ đó hỗ trợ tăng cao khả năng quan sát và lái xe an toàn.

Dán phim cách nhiệt xe hơi giúp ổn định nhiệt độ trong xe, tránh được các tình trạng say xe, say nắng, khó chịu… do thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.

Mặt khác, trong ánh nắng còn chứa các tia bức xạ gây hại da (như nóng rát, sạm, đen, loã hoá nhanh), gây hại mắt… Các dòng phim cách nhiệt ô tô hiện nay có khả năng cản được đến 99.9% tia bức xạ giúp bảo vệ sức khoẻ làn da, mắt cũng như bảo vệ sức khoẻ chung cho người đi xe.

Mũ lưỡi trai cũng là một biện pháp bảo vệ khá tốt cho đôi mắt của tài xế dưới tác động của ánh nắng.

Đội mũ lưỡi trai

Với khả năng che chắn tốt, mũ lưỡi trai ngoài việc giúp tài xế hạn chế được ánh nắng chói thẳng vào mắt, nó còn giúp người đội tránh bị say nắng, hoa mắt, bảo vệ khỏi tia UV khi đi dưới trời nắng.

Nếu có thể thì bạn nên tránh lái xe ở những thời điểm nắng gắt.

Lựa chọn thời điểm lái xe

Những biện pháp chống ánh nắng không thể bảo vệ đôi mắt và làn da của tài xế 100%. Vì vậy nếu có thể bạn nên cố gắng tránh lái xe trong thời điểm nắng mạnh nhất, khoảng từ 8h - 15h.

Giữ khoảng cách xa hơn bình thường để kịp thời phản xạ những tình huống bất ngờ xảy ra trên đường.

Giữ khoảng cách an toàn

Khi bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt sẽ gây hiện tượng lóa mắt khiến phản xạ của tài xế thường chậm hơn vài giây. Vì vậy trong trường hợp mắt bạn bị ánh nắng tác động trực tiếp bạn cần phải giữ khoảng cách xa hơn bình thường để có thêm thời gian xử lý khi gặp tình huống bất ngờ trên đường.

Không nên lái xe khi cảm thấy mắt bạn đang bị tổn thương quá nhiều bởi ánh nắng chói chang.

Nghỉ ngơi nếu quá mệt mỏi

Khi cảm thấy mắt của bạn bị tổn thương và quá mệt mỏi khi đã phải tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời, bạn không nên tiếp tục lái xe mà tìm một chỗ nào đó an toàn, vắng vẻ bên đường để dừng lại nghỉ ngơi và làm mọt số việc như mát xa, hoặc tra thuốc nhỏ mắt để thư giãn. Nghỉ ngơi khoảng 15 phút cho đôi mắt trở lại bình thường rồi mới tiếp tục lái xe.

Tia UV là gì? Chỉ số tia UV bao nhiêu là có hại?

Việt Nam là một nước nhiệt đới, lượng ánh sáng mặt trời nhiều và có cường độ mạnh, cường độ ánh sáng mặt trời càng cao do đó cường độ tia UV cũng cao tương ứng. Vậy tia UV là gì, chỉ số tia UV bao nhiêu là có hại?

Tia UV là gì?

Tia UV (Ultraviolet) hay còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn bước sóng của tia X. Phổ của tia cực tím có thể chia ra thành 2 vùng tia: vùng tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 - 200 nm) và vùng tử ngoại xạ hay còn gọi là vùng tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 - 10 nm).

Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia UV đến sức khỏe con người và môi trường, tia tử ngoại được chia ra làm 3 loại: tia UVA (bước sóng từ 380 - 315 nm) còn được gọi là sóng dài hay ánh sáng đen, tia UVB (bước sóng 315 - 280 nm) còn được gọi là sóng trung, tia UVC (bước sóng ngắn hơn 280 nm) còn gọi là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng.

Tia UV có ở đâu?

Cụm từ cực tím trong tia cực tím có nghĩa là bên trên của màu tím. Sắc tím là màu sắc có bước sóng ngắn nhất mà mắt thường của chúng ta có thể nhìn thấy. Do vượt ngoài bước sóng của màu tím, nên tia UV là loại tia vô hình với mắt người. Một vài loài động vật như: chim, bò sát, côn trùng (ong...) có thể nhìn thấy tia cực tím. Một vài loại trái cây, hoa quả và hạt trở nên sặc sỡ hơn trong môi trường tia cực tím so với hình ảnh trong ánh sáng thường được nhìn bởi mắt người, để hấp dẫn các loài côn trùng và chim. Một vài loài chim còn có những hình thù đặc biệt trên bộ lông của chúng mà chỉ nhìn được dưới tia cực tím, không thể nhìn được dưới ánh sáng mà con người nhìn thấy. Nước tiểu của một số loài động vật cũng chỉ có thể quan sát được bằng tia cực tím.

Mặt Trời tỏa ra cả 3 loại tia cực tím: UVA, UVB và UVC, có ánh sáng mặt trời nghĩa là có tia cực tím. Tuy nhiên, theo lí thuyết, bởi vì sự hấp thụ của tầng ozone, 99% tia cực tím đến được mặt đất thuộc dạng tia UVA, trong khi đó bản thân tầng ozon được tạo ra nhờ các phản ứng hóa học với sự tham gia của tia UVC nên UVC bị tầng ozon hấp thụ. Tuy nhiên, tình trạng thủng tầng ozon hiện nay đang ở mức báo động khiến các tia UVB, UVC trở nên dày đặc hơn trong ánh sáng mặt trời.

Các loại thủy tinh tùy theo chất lượng, thông thường trong suốt với tia UVA (UVA đi xuyên thủy tinh) nhưng mờ đục với các tia sóng ngắn hơn (UVB, UVC không chiếu qua được thủy tinh). Silic hay thạch anh tùy theo chất lượng có thể trong suốt với cả tia UVC.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tia UV ảnh hưởng thế nào khi lái xe ô tô

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO