Tổn thất lớn vì lơ mơ...luật

L.H. 13/07/2017 14:27

Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội thảo “Sử dụng hiệu quả Trọng tài quốc tế tại Việt Nam và Hàn Quốc trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại và đầu tư” do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Ủy ban Trọng tài Thương mại Hàn Quốc (KCAB) và Trung tâm Giải quyết tranh chấp Quốc tế Seoul (SIRDC) tổ chức sáng ngày 13/7.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng thảo luận các vấn đề như: Những thay đổi gần đây trong khung pháp lý về Trọng tài tại Việt Nam và Hàn Quốc; Các vụ việc và bài học: Tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và Hàn Quốc; Nhà đầu tư nước ngoài và các tranh chấp quốc tế trong các lĩnh vực cơ sở hạ tàng: Quá trình thành lập các khiếu kiện.

Theo các đại biểu, tổn thất về kinh tế của các tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng rất nặng nề. Thậm chí có những hợp đồng lên đến hàng trăm ngàn USD khiến hàng trăm công trình chậm tiến độ hoặc phải ngừng thi công. Đứng trước các tranh chấp này thì nâng cao khả năng pháp lý được xem là giải pháp hạn chế những rủi ro đó. Tuy nhiên tại Việt Nam ngay cả nhiều Ban Quản lý nhà nước cũng chưa có Luật sư hay chuyên viên pháp lý trong khi các doanh nghiệp nước ngoài lại được trang bị đầy đủ các thủ tục và kiến thức pháp lý.

Thực tế ghi nhận tại trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho thấy những doanh nghiệp nước ngoài khá tỉ mỉ và chi tiết trong khâu thương thảo và chuẩn bị hợp đồng với những hợp đồng mẫu FIDIC hàng chục trang. Trong khi các doanh nghiệp xây dựng Việt vẫn còn khá xa lạ với các loại hợp đồng này. Khi xảy ra tranh chấp, bất lợi vẫn thuộc về các doanh nghiệp Việt.

Theo thống kê của VIAC: Năm 1999, cả nước có khoảng 10 vụ tranh chấp hợp đồng (HĐ) trong lĩnh vực xây dựng, nhưng 3 năm trở lại đây, số vụ tranh chấp đã tăng gấp 2-3 lần (20-30 vụ/năm), gây ra những tổn thất kinh tế nặng nề…

Nguyên nhân theo các chuyên gia doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng khâu soạn thảo hợp đồng. Ngược lại, không ít doanh nghiệp Việt Nam, dù quản lý hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng nhưng lại chưa chú ý đến việc thuê luật sư tư vấn, soạn thảo hợp đồng ngay từ đầu.

Thậm chí hợp đồng của các doanh nghiệp nước ngoài dày hàng chục trang với các điều khoản chặt chẽ, kín kẽ. Trong khi, hợp đồng của không ít doanh nghiệp Việt Nam lại thiếu nhiều chi tiết, chưa rõ ràng.

Không chỉ thế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không được trang bị đầy đủ kiến thức pháp lý nên khi xảy ra tranh chấp sẽ rất lúng túng, lép vế, thua thiệt…

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tổn thất lớn vì lơ mơ...luật

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO