Từ Bình Thuận đến Kiên Giang: Chủ động ứng phó với thời tiết nguy hiểm 

Thái Nhung

Các tỉnh ven biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang chủ động ứng phó với gió mùa Tây Nam và thời tiết nguy hiểm trên biển.

Ngày 14/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai đã có văn bản số 479/VPTT gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh ven biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang, đề nghị chủ động ứng phó với gió mùa Tây Nam và thời tiết nguy hiểm trên biển.

Văn bản cho biết, theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 14.9, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), Bình Thuận đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Chiều tối 14/9 khu vực từ Bình Thuận đến Cà Mau, vùng biển phía Tây khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 1,5-2,5m. 

Để chủ động ứng phó với gió mùa Tây Nam đang hoạt động và thời tiết nguy hiểm trên biển, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố triển khai theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo gió mùa Tây Nam và diễn biến thời tiết trên biển; thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản và có kế hoạch sản xuất phù hợp, duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. 

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống. 

Đồng thời tiến hành trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Đến lúc thay thế hình thức kiểm tra miệng?

Đến lúc thay thế hình thức kiểm tra miệng?

Theo ý kiến chuyên gia, kiểm tra miệng không nhất thiết phải cho điểm, thay vào đó là kiểm tra kết hợp gợi nhớ lại kiến thức đã học, từ đó khai thác những hiểu biết ...

Tin nóng

Để học thêm không trở thành gánh nặng - Bài cuối: Cần thay đổi từ gốc

Để học thêm không trở thành gánh nặng - Bài cuối: Cần thay đổi từ gốc

Trước mối quan tâm của xã hội về sự biến tướng dạy thêm, học thêm, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải thay đổi từ gốc, tức là từ Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018; từ hướng dẫn thực hiện của Bộ GDĐT. PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Báo Đại Đoàn Kết về vấn đề này.

Xem nhiều nhất