Bản của người Khơ Mú

Khôi Nguyên 21/11/2016 10:26

Ở Nghệ An, người Khơ Mú sinh sống chủ yếu ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, dân số gần 74.000 người, chiếm khoảng 48,9% dân số Khơ Mú ở nước ta hiện nay.

Nhảy sạp.

Đặc biệt ở bản Đỉnh Sơn I thuộc xã Hữu Kiệm, nghề đan lát đã phát triển tới mức “nhà nhà đan, người người đan”. Người Khơ Mú tạo ra được rất nhiều loại sản phẩm đan lát, từ đồ đựng, phương tiện vận chuyển, công cụ sản xuất, dụng cụ đánh bắt cá đến một số vật dụng để thực hành nghi lễ...

Các sản phẩm đều được những người thợ ở đây làm rất công phu, được ken hay được quấn bằng mây rất độc đáo thể hiện đặc trưng dân tộc tương đối rõ nét như như gùi lúa, mâm, ghế, hòm đựng quần áo, hộp đựng xôi, hộp đựng kim chỉ... Gùi lúa của người Khơ Mú (yăng) thuộc loại sản phẩm đặc sắc nhất.

Em bé ở Đỉnh Sơn.

Nếu ai đã một lần ghé thăm các bản của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn, Tương Dương hay Quế Phong sẽ được đắm mình trong không gian diễn xướng của những lễ hội truyền thống, sẽ cảm nhận được rất rõ về dấu ấn và âm hưởng huyền bí, hoang sơ của đại ngàn qua những điệu múa, làn điệu dân ca hay dàn nhạc cụ phong phú, độc đáo.

Hai mẹ con.

Những nếp nhà sàn được dựng nên từ cây rừng tre, nứa, những bộ khăn, áo xanh thẫm màu rừng, những làn điệu hát dân ca hồn nhiên và trong trẻo như dòng suối ban mai cùng các nhạc cụ mang âm hưởng đại ngàn sâu thẳm và thân thương… Hay được chiêm ngưỡng hoàng hôn buông xuống rừng săng lẻ cũng là một trải nghiệm khó quên khi tới bản của người Khơ Mú.

Hoàng hôn buông xuống rừng săng lẻ.

Trang phục truyền thống.

Nghề đan lát ở bản Đỉnh Sơn.

Nhà sàn của người Khơ Mú.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bản của người Khơ Mú