Một trong số những bí ẩn nổi tiếng nhất thế giới chưa được giải mã là việc hình thành địa chất độc đáo dưới dạng miệng núi lửa hình nón trên lãnh thổ vùng Irkutsk (Nga), được cư dân gọi là “Tổ đại bàng lửa”.
Năm 1949, đoàn thám hiểm do kỹ sư địa chất Vadim Kolpakov dẫn đầu tình cờ phát hiện ra “một thứ gì đó” giống như miệng núi lửa có hình elip, dài 220 mét và có đỉnh là một mõm hình nón bằng đá. Nó nằm cách thành phố Bodaibo thuộc tỉnh Irkutsk 300 km. Kể từ đó, hình dạng bất thường của nó đã ám ảnh và thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu Nga trong hơn 70 năm qua.
Truyền thuyết địa phương cho rằng có một “con chim lửa” nào đó từ thiên đường đã bay đến nơi này và để lại dấu ấn như vậy. Vì thế nó có tên là “tổ đại bàng lửa”.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Kolpakov cho rằng rất có thể đã có một thiên thạch siêu nặng rơi vào lớp đá mỏng, tạo nên một vụ nổ kinh hoàng. Từ đó đá nóng đỏ, hình thành một hình nón bất thường vẫn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng “Tổ đại bàng lửa” là hệ quả của việc một thiên thạch hoặc tiểu hành tinh rơi xuống mặt đất. Nhưng thật đáng kinh ngạc là trả qua không biết bao nhiêu năm nhưng những cánh rừng taiga vẫn không khủ kín được nó.
Từ xưa tới nay, hầu như không có người dân địa phương nào dámg mạo hiểm đến gần “Tổ đại bàng lửa”. Cái chết đột ngột vào năm 2005 của Evgeny Vorobyov - người đứng đầu đoàn thám hiểm gồm 7 người càng làm tăng thêm vẻ huyền bí cho nơi này. Vorobyov đột ngột qua đời từ một cơn đau tim vô cớ khi mà chỉ còn cách “Tổ đại bàng lửa” chưa đầy 6 km.
Tới nay, người ta cũng chỉ thấy bên rìa “Tổ đại bàng lửa một hai cây thông lẻ loi mà tuổi đời chừng vài trăm năm, trong khi cách đó không thật xa là những cánh rừng nhiều cây cối. Không những thế, người ta cũng nhận thấy rằng không hề có bất cứ một động vật lớn nào ở đây.
Năm 2011, chính quyền vùng Irkutsk đã công bố ý định thành lập một công viên tự nhiên cấp vùng tại khu vực này để phát triển du lịch địa phương. Nhưng rồi “sáng kiến” đó cũng tự nhiên lịm đi không rõ vì lý do gì.
Chính vì thế “Tổ đại bàng lửa” tại Siberia vẫn tồn tại một cách đầy bí ẩn.