Mặt trận

Bình Phước: Biến Chương trình mục tiêu quốc gia thành động lực mạnh mẽ phát triển KTXH bền vững

Xuân Trường 21/12/2024 20:50

Bằng những chỉ đạo sát sao, sáng tạo, linh hoạt của cả hệ thống chính trị, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã thực hiện triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần lớn nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.

Với quyết tâm cao triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Bù Đăng đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến các xã, thôn, tổ dân phố.

image-20240619170950-1.jpg
Huyện Bù Đăng sát sao triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, xây dựng nông thôn mới, phát triển KTXH.

UBND huyện đã cùng Phòng Dân tộc rà soát kỹ nhiều nội dung để từ đó xây dựng, ban hành các kế hoạch thực hiện từng chương trình cụ thể cho cả giai đoạn. Nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh để ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách cho phù hợp với từng xã, thôn cụ thể.

z6149218931738_5cbaafee19307b160ab4fb2b791b9c38.jpg
Khu phố văn hóa Đức Lập với gần 4.000 nhân khẩu, người dân luôn chung tay nỗ lực cố gắng vươn lên. Ảnh: Xuân Trường.

Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện Bù Đăng, nhiều năm qua, Phòng Dân tộc huyện Bù Đăng đã luôn bám sát các nội dung Chương trình MTQG, bám sát địa bàn từng thôn, từng xã để triển khai có hiệu quả toàn bộ các dự án, tiểu dự án như yêu cầu Chương trình đã đề ra. Hiệu quả từ Chương trình đạt được góp phần lớn để 13/15 xã đã về đích nông thôn mới (có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao), hàng nghìn hộ dân được thụ hưởng chính sách đã thoát nghèo và đang dần ổn định cuộc sống no đủ.

untitled.jpg
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng, thời tiết mát mẻ. Bù Đăng còn phát triển nghề nuôi chim yến cho giá trị kinh tế cao. Ảnh: Xuân Trường.

Chia sẻ với Báo Đại Đoàn Kết về hiệu quả thực hiện các Chương trình MTQG, bà Thị Diệu Hiền, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng cho biết: “Khi triển khai các chương trình, ban đầu cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên với quyết tâm cao của các cấp chính quyền nhằm thu hẹp khoảng cách đời sống KT-XH của đồng bào DTTS. Huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ triển khai đồng bộ, từng bước đáp ứng được về cơ sở vật chất, đời sống dân sinh, tạo điều kiện để nhân dân các xã còn nhiều khó khăn có động lực phấn đấu vươn lên. Nguồn vốn từ các Chương trình MTQG đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn mới, đặc biệt về cách nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế của đồng bào DTTS; hàng nghìn hộ dân đã thoát nghèo nhờ chính sách thiết thực của Chương trình. Mong muốn đồng bào ở từng xã, từng thôn sớm xua đi đói nghèo, lạc hậu, từng bước vươn lên có nhà ở kiên cố, cuộc sống no đủ, hạnh phúc”.

Năm 2024 là năm đầu tiên huyện Bù Đăng tổ chức Lễ hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo
Năm 2024 là năm đầu tiên huyện Bù Đăng tổ chức Lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo" nhằm phát huy truyền thống cách mạng và lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS.

Ông Nguyễn Đức Đặng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bom Bo chia sẻ: “Là xã vùng sâu, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 42% với 15 dân tộc anh em cùng sinh sống, xã Bom Bo đã vượt khó, vươn lên trở thành xã nông thôn mới (NTM) năm 2019, hiện nay đạt NTM nâng cao; Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2023 đạt hơn 80 triệu đồng. Xã Bom Bo đã hoàn thành 20 tiêu chí xây dựng NTM nâng cao và đang phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại V. Đó là sự quyết tâm chung sức, đồng lòng; tiếp thu đổi mới, sáng tạo trong lãnh chỉ đạo, điều hành của cán bộ lãnh đạo và toàn thể nhân dân xã Bom Bo”.

z6146976942864_f358f241e74eefaf640cc6299424d247.jpg
Huyện Bù Đăng thường xuyên phối hợp với Học viện Dân tộc tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ đảng viên. Ảnh: Xuân Trường.

Kết quả Bù Đăng thực hiện các mục tiêu đề ra từ năm 2022 đến nay: 70% lao động người DTTS trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện; bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc với 100% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng và có đội văn hóa, văn nghệ truyền thống; 83% số xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới. 19% công chức, viên chức là người DTTS. Các công trình như đường giao thông, trường học, thủy lợi, hệ thống lưới điện, nhà ở giáo viên được Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng đã góp phần đáng kể vào công cuộc giảm nghèo bền vững, nâng cao dân trí trên địa bàn huyện.

snapedit_1734743915332.jpg
Diện mạo xã NTM Bom Bo, đời sống người dân không ngừng được nâng lên.

Là vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Tuy còn nhiều khó khăn phía trước nhưng diện mạo Bù Đăng hôm nay đã và đang đang tích cực chuyển biến toàn diện. Người dân luôn vững tin vào Đảng, chính quyền; Chương trình MTQG đã và đang tạo động lực mạnh mẽ để người dân nơi đây, nhất là đồng bào DTTS thắp sáng khát vọng vươn lên, từng bước giảm dần hỗ trợ của nhà nước, thoát khỏi diện nghèo bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bình Phước: Biến Chương trình mục tiêu quốc gia thành động lực mạnh mẽ phát triển KTXH bền vững