Để đạt tăng trưởng GDP từ 6,3%-6,5% trong năm nay thì tăng trưởng kinh tế quý IV phải đạt 7,1-7,3%. Trao đổi với ĐĐK, ông Bùi Đức Thụ- nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh, ngoài việc cải cách hành chính (CCHC) để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước thì đặc biệt cũng phải quan tâm giải quyết đến vấn đề cân đối xuất nhập khẩu; phải rà soát lại các động lực trong nền kinh tế mà điều quan trọng nhất hiện tại đó là phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích nhà n
Cải cách thủ tục hành chính thuận lợi cho người dân.
Phục hồi tăng trưởng của những ngành quá thấp
Ông Bùi Đức Thụ |
Theo ông Bùi Đức Thụ, cho dù đến thời điểm này GDP đạt thấp nhưng nếu như khu vực công nghiệp và dịch vụ điều hành tốt thì vẫn có thể bù lại, để tăng tốc trong những tháng cuối năm. Để đạt được mục tiêu GDP đạt 6,3% thì rõ ràng quý IV phải tăng trưởng rất cao, cũng phải 7,3%.
Để đạt được mục tiêu, ông Thụ cho rằng Chính phủ phải thực hiện một loạt các giải pháp, trong đó phải phục hồi tăng trưởng ở một số ngành, lĩnh vực quá thấp so với năm ngoái. Rõ nhất là ngành công nghiệp khai khoáng, nếu như công nghiệp khai khoáng phục hồi khá hơn thì tăng trưởng quý IV sẽ cao hơn. “Một trong những giải pháp là Chính phủ cũng đang tính đến đẩy mạnh tăng thêm sản xuất dầu thô. Tuy nhiên tôi cho rằng, trong nhiều năm chúng ta cứ xoáy vào việc tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cũng cần phải xem xét cụ thể, nhất là trong điều kiện giá cả dầu thô trên thị trường thế giới biến động bất thường và hiện tại đang đứng ở mức thấp”- ông Thụ nói.
Để đảm bảo phát triển cho nền kinh tế, theo ông Thụ hơn lúc nào hết lúc này Chính phủ cần rà soát lại các thể chế, đặc biệt cải cách trên thực tế. Ngoài cơ chế khuyến khích về đầu tư, giao lưu kinh tế thì phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Ông Thụ nhận định: Trong năm vừa qua cải cách TTHC của chúng ta đã được Chính phủ, Quốc hội quan tâm, và cũng có những bước tiến dài, nhất là CCHC trong lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội. Nhưng rà soát lại các hoạt động kinh tế hiện nay thì thủ tục hành chính, quy trình, thủ tục còn hết sức nhiêu khê, rắc rối làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, thu hút các nguồn lực trong, ngoài nước để đầu tư.
Đẩy mạnh xuất khẩu
Vẫn theo ông Bùi Đức Thụ, xuất khẩu năm nay tăng chậm hơn so với năm 2015 và chính điều này đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa đối với sản xuất trong nước. Vì xuất khẩu tăng chậm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ hàng hóa, ảnh hưởng đến chu chuyển vốn trong nền kinh tế cũng như thực hiện tái cấu trúc mở rộng. Trong điều kiện tăng trưởng thấp hơn so với năm 2015 nhưng cán cân thương mại vẫn ở tình trạng xuất siêu điều đó có nghĩa kim ngạch nhập khẩu bị suy giảm.
Cho rằng nhập khẩu suy giảm để đảm bảo cán cân thương mại quốc tế thặng dư đứng ở góc độ cân đối vĩ mô về hàng tiền để ổn định tiền tệ thì điều đó là tích cực, song ông Thụ lưu ý đến việc trong kim ngạch nhập khẩu của chúng ta hơn 90% là tư liệu sản xuất, và chỉ có 6-7% là hàng tiêu dùng.
“Vì vậy giải pháp trước mắt cũng như lâu dài, ngoài việc CCHC để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước thì đặc biệt cũng phải quan tâm giải quyết đến vấn đề cân đối xuất nhập khẩu. Phải đẩy mạnh xuất khẩu và cũng phải duy trì nhập khẩu một cách hợp lý máy móc để đáp ứng máy móc, thiết bị cho việc phục hồi phát triển sản xuất trong nước.
Đặc biệt phải rà soát lại các động lực trong nền kinh tế mà điều quan trọng nhất hiện tại đó là phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích nhà nước, lợi ích doanh nghiệp, và lợi ích người lao động. Hiện tại nếu như không duy trì hài hòa 3 lợi ích đó thì nền kinh tế của ta phát triển không ổn định, bấp bênh và không thể nào khai thác một cách tối đa có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế”- ông Thụ nhấn mạnh.