Theo khoản 1 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014: “Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam”.
Xin thôi quốc tịch Việt Nam là quyền của mỗi công dân, dựa trên nguyện vọng của từng người. Một công dân được xin thôi quốc tịch Việt Nam khi người đó có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài.
Tuy nhiên, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây thì người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch:
+ Đang nợ thuế với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
+ Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
+ Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây cũng không được thôi quốc tịch Việt Nam:
+ Việc thôi quốc tịch làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
+ Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Quốc tịch Việt Nam, hồ sơ bao gồm:
Công chức, đại biểu Quốc hội có được sử dụng 2 quốc tịch?
Công dân Việt Nam, viên chức có thể mang hai quốc tịch trong trường hợp đặc biệt song công chức, đại biểu Quốc hội, chỉ được một quốc tịch.
Theo điều 4, Luật Quốc tịch năm 2008, bổ sung năm 2014, về nguyên tắc quốc tịch, nhà nước công nhận công dân Việt Nam "có một quốc tịch Việt Nam".
Luật này cũng cho phép một số người được mang hai quốc tịch gồm: người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi.
Với đại biểu Quốc hội, Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội (điều 22) gồm 5 tiêu chuẩn như: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm…
Còn theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội (từ ngày 1/1/2021 mới có hiệu lực) bổ sung vào một tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội là "Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam" (khoản 1a, điều 22).
Với công chức, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức quy định khi cán bộ, công chức đăng ký dự tuyển công chức phải đáp ứng điều kiện "một quốc tịch Việt Nam". Bởi vậy, cán bộ, công chức cũng chỉ được phép một quốc tịch.
Người có 2 quốc tịch, nếu phạm tội sẽ xử thế nào?
Theo luật sư Huỳnh Công Thư người có hai quốc tịch sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người có một quốc tịch Việt Nam. Nếu họ vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam thì họ cũng bị xử lý như người có một quốc tịch Việt Nam.
Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 quy định thẩm quyền theo lãnh thổ chỉ xác định hành vi tội phạm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc có liên quan đến bất cứ giai đoạn nào của hành vi tội phạm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì thuộc sự điều chỉnh của BLHS, bất luận đó là người nước ngoài, không quốc tịch, 2 quốc tịch hay chỉ có 1 quốc tịch Việt Nam.
Đồng tình với quan điểm trên, LS Nguyễn Đức Chánh (thuộc Đoàn LS TP.HCM) nhấn mạnh, theo khoản 1 Điều 5 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, người mang 2 quốc tịch hoặc người nước ngoài nếu phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì vẫn bị xử lý theo quy định BLHS và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.