Ông Brian Hull, Tổng giám đốc ABB cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế đó là dân số trẻ và ưa chuộng sử dụng công nghệ. Khi chúng tôi áp dụng công nghệ này qua mobi apps, hoặc các ứng dụng không chỉ trong social media thì người Việt Nam rất dễ sử dụng, dễ thích nghi, dễ tiếp cận hơn.
Ông Brian Hull.
Đây là một trong những vấn đề sẽ được nêu lên tại hội thảo - triển lãm phát triển công nghiệp thông minh 2017 sẽ được tổ chức đầu tuần tới.
PV: Thưa ông, xu hướng của CMCN 4.0 phát triển thế nào và có thể áp dụng như thế nào cho Việt Nam?
TS. Brian Hull, Tổng Giám đốc Công ty ABB: Chúng ta thấy CMCN 4.0 có rất nhiều tác dụng, nhiều thuận lợi. Ví dụ anh có thể chia sẻ, dùng điện thoại di động… Tất cả những thứ đó ABB hoàn toàn hiểu được và chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để phù hợp với công nghiệp 4.0.
Một trong số những ví dụ đó là ví dụ ở ABB tại Đức đã sản xuất rất nhiều những mô tơ, robot…, tất cả những thứ đó giúp cho hiệu quả sản xuất tăng lên gấp 3 lần và nó giảm thời gian quản lý, giao hàng nhanh gọn nhẹ.
Một ví dụ khác là khi shipping, khi chúng tôi sử dụng công nghệ mới đã giúp cho khách hàng, người quản lý có thể nắm bắt được chuyển giao, giám sát, đáp ứng được dịch vụ kịp thời, ngay lập tức.
Vậy Việt Nam có cơ hội nào trong cuộc cách mạng công nghiệp này và làm thế nào có thể nắm bắt tốt nhất cơ hội này?
Việt Nam có nhiều lợi thế đó là dân số trẻ và ưa chuộng sử dụng công nghệ. Khi chúng tôi áp dụng công nghệ này qua mobi apps, hoặc các ứng dụng không chỉ trong social media thì người Việt Nam rất dễ sử dụng, dễ thích nghi, dễ tiếp cận hơn.
Đối với Việt Nam, nếu các doanh nghiệp trong bối cảnh này muốn đầu tư dây chuyền tự động thế này thì cần phải làm thế nào và các bước chuyển đổi từ việc làm truyền thống sang những dây chuyền tự động này thì có rào cản gì, có tốn kém hoặc cần phải có điều kiện gì không?
Giống như là tất cả các mô hình khác, ABB cũng phải cố gắng để thích nghi với môi trường tại Việt Nam. Ở đây chúng tôi đã sử dụng rất nhiều những công nghệ, ví dụ như robot, robot thì không có kết nối internet, có một hệ thống để từ đó có thể giám sát, kiểm soát được robot này có thể vận hành như thế nào. Khi mà robot này có vấn đề thì từ xa có thể điều khiển robot này.
Một nhà máy vận hành cần rất nhiều năng lượng, với smart sensor rất nhỏ nhưng có thể giúp chúng ta kiểm soát việc tiêu thụ năng lượng như thế nào, vận hành ra sao cho hiệu quả, tiết kiệm.
Nếu như có bất kỳ vấn đề trục trặc gì thì cái đó sẽ có báo hiệu cho chúng ta và người vận hành sẽ xuống kiểm tra được ngay lập tức. Tất cả những thao tác đó chỉ cần ngồi máy là có thể kiểm tra được ở bất cứ đâu, có thể giám sát được toàn bộ việc vận hành của nhà máy.
Là một tập đoàn làm việc ở nhiều quốc gia, ông thấy việc chuyển đổi từ máy móc cũ sang máy móc thông minh có khó khăn gì không và ông có chia sẻ thế nào những kinh nghiệm của ông cho doanh nghiệp Việt Nam?
Nên bắt đầu từ những thứ nhỏ, ví dụ như một hệ thống smart sensor sẽ giúp cho anh vận hành, hoặc là việc cố gắng link con rô bốt với internet sẽ dễ quản lý điều hành hơn.
Khi chúng tôi có nhiều khách hàng đến từ nhiều ngành thì làm sao phải chứng minh được cho họ thấy là việc áp dụng công nghệ này đem lại hiệu quả cho họ, sẽ giúp cho họ làm việc thuận lợi và dễ dàng hơn.
Vậy Chính phủ cần phải làm gì để hỗ trợ cho công nghiệp thông minh?
Giải pháp đó là cần phải hướng đến đào tạo nhiều hơn cho giá trị của ngành công nghiệp 4.0, các sản phẩm thiết bị cũng cần phải nâng cấp lên cho nó có thể thích ứng được với yêu cầu của ngành công nghiệp 4.0 này.
Nên tập trung và phát triển cho năng lượng tái tạo, mặc dù cách đây vài năm cũng đã được phát triển rồi nhưng cần phải phát triển hơn để đảm bảo cho công nghiệp 4.0.