Từ ngày 29-31/3, Hội nghị cấp cao hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 sẽ diễn ra tại Hà Nội (Việt Nam). Hợp tác giữa các nước tiểu vùng Mekong ngày càng phát triển, bầu không khí hợp tác ngày càng nồng đượm, 6 nước Mekong-Lan Thương không ngừng củng cố thành quả hợp tác, hướng tới tương lai tốt đẹp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ hai với chủ đề 'Dòng sông hòa bình và phát triển bền vững của chúng ta' tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: TTXVN).
Theo VietnamPlus giới thiệu bài viết "Cùng uống chung một dòng nước, cùng xây dựng 'cây cầu' hợp tác" của tác giả Lưu Khanh - Trưởng phòng châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc về hợp tác Mekong-Lan Thương, về hợp tác Mekong-Lan Thương.
Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
Tháng Ba "trăm hoa đua nở," hợp tác tiểu vùng Mekong-Lan Thương cũng ngập tràn sức sống, từ ngày 19-24/3, các nước Mekong-Lan Thương cùng tổ chức “tuần lễ Mekong-Lan Thương” lần đầu tiên.
Từ ngày 29-31/3, Hội nghị cấp cao hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 sẽ diễn ra tại Hà Nội (Việt Nam). Hợp tác giữa các nước tiểu vùng Mekong ngày càng phát triển, bầu không khí hợp tác ngày càng nồng đượm, 6 nước Mekong-Lan Thương không ngừng củng cố thành quả hợp tác, hướng tới tương lai tốt đẹp.
Hợp tác là động lực nội sinh để phát triển kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng
Mekong-Lan Thương giống như sợi dây gắn bó tốt đẹp, kết nối chặt chẽ 6 nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng với nhau. GMS có diện tích 2,6 triệu km2 với dân số khoảng 326 triệu người, những năm gần đây động lực phát triển nội sinh của tiểu vùng ngày càng mạnh mẽ, kinh tế của các nước tiểu vùng, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, là một những khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới. Kinh tế của các nước tiểu vùng phát triển nhanh, hợp tác được triển khai mạnh mẽ là kết quả tất yếu cho nhu cầu nội sinh của thị trường tiểu vùng.
Các trưởng đoàn dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ ba, tháng 12/2017, tại Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: TTXVN.
Sau sự hợp tác kinh tế trong thời gian dài, kinh tế của các nước khu vực sông Mekong phụ thuộc vào nhau, bổ sung cho nhau. Đặc biệt là đầu tư thương mại giữa Trung Quốc và các nước khu vực sông Mekong liên tiếp lập kỷ lục cao mới những năm gần đây.
Năm 2017, tổng kim ngạch thương mại giữa các nước tiểu vùng đã vượt trên 500 tỷ USD, trong đó tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với 5 nước khu vực sông Mekong vượt trên 200 tỷ USD, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc-Việt Nam chạm mốc 100 tỷ USD, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu và nước nhập khẩu lớn nhất của các nước, trừ Lào.
Nếu coi 5 nước khu vực sông Mekong là một khối thì đây là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc. Trung Quốc tổng cộng đầu tư gần 60 tỷ USD vào 5 nước khu vực sông Mekong. Xét từ tổng vốn đầu tư, hiện Trung Quốc là nước đầu tư lớn nhất vào Campuchia, Lào và Myanmar, và là nguồn đầu tư lớn thứ 8 của Việt Nam; xét từ lượng đầu tư trong một năm, năm 2017, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 2,17 tỷ USD, vượt lên đứng vị trí thứ 4 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam.
"Hợp tác Mekong-Lan Thương" - sợi dây mới liên kết hợp tác
Ngày 23/3/2016, nhằm thực hiện sáng kiến hợp tác Mekong-Lan Thương mà Hội nghị các nhà lãnh đạo Trung Quốc-ASEAN lần thứ 17 đưa ra, Trung Quốc và các nước Mekong đã cùng thiết lập Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (LMC).
Sau 2 năm phát triển, hợp tác Mekong-Lan Thương đã có nền tảng vững chắc, xây dựng được 3 trụ cột chính gồm chính trị-an ninh, kinh tế và phát triển bền vững, xã hội và nhân văn, khuôn khổ hợp tác Mekong-Lan Thương “3+6” đặt trọng tâm vào 6 lĩnh vực ưu tiên là tăng cường kết nối, nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy hợp tác kinh tế xuyên biên giới, sử dụng và quản lý tài nguyên nước hiệu quả, phát triển nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, hình thành mô hình Mekong-Lan Thương “thiết thực hiệu quả cao, coi các dự án làm gốc, ưu tiên dân sinh."
Các nước đã phát huy tinh thần cỗ máy thúc đẩy, tăng cường hợp tác chắc chắn, đã thực hiện một cách nhanh chóng 45 dự án hợp tác thu hoạch sớm và 13 sáng kiến được đưa ra tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương lần thứ 2. Các lĩnh vực hợp tác đạt được thành quả to lớn, kéo theo các dự án khác của tiểu vùng được đẩy mạnh về tổng thể. Trung Quốc cam kết hỗ trợ 300 triệu USD cho các dự án hợp tác vừa và nhỏ của 6 nước Mekong-Lan Thương trong vòng 5 năm.
Hiện nay, Quỹ hợp tác đặc biệt Mekong-Lan Thương đã được khởi động toàn diện, sẽ hỗ trợ vốn cho 132 dự án hợp tác. Khoản vay ưu đãi 10 tỷ nhân dân tệ của Trung Quốc đã thực hiện giải ngân được gần 2/3, khoản vay đặc biệt dành cho hợp tác nâng cao năng lực sản xuất trị giá 5 tỷ USD đã hoàn thành vượt mức, khoản vay ưu đãi cho bên mua cũng đang được thực thi hiệu quả.
Ngoài ra, sau một năm, 6 nước đã đồng tâm hiệp lực cùng lập “Kế hoạch hành động 5 năm hợp tác Mekong-Lan Thương” đầu tiên, và đưa ra tại Hội nghị cấp cao Mekong-Lan Thương lần thứ 2.
Dưới thách thức của trào lưu đi ngược toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ thương mại lên ngôi, hợp tác tiểu vùng sẽ ngày càng trở thành phương hướng quan trọng nhất của hợp tác giữa các nước.
Sáu nước Mekong-Lan Thương liền sông liền núi, con người thấu hiểu nhau, đều ở trong thời kỳ thành thị hóa, đô thị hóa phát triển, yêu cầu cùng đối phó với các thách thức toàn cầu, thúc đẩy yếu tố sản xuất trong tiểu vùng tăng tốc, lưu động hiệu quả cao, tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững của tiểu vùng, cùng nhau bảo vệ tiến trình toàn cầu hóa kinh tế và thương mại tự do.
Những thách thức này cũng đòi hỏi các cơ chế hợp tác của tiểu vùng, trong đó có GMS và LMC, tăng cường hợp tác theo chiều ngang, cùng học hỏi kinh nghiệm, bổ sung cho nhau, phối hợp chặt chẽ, thể hiện hơn nữa tính cởi mở và ý thức hợp tác, cùng đóng góp cho sự hợp tác của tiểu vùng.