Ngay khi phát hiện ra người bị đột quỵ, hãy hết sức bình tĩnh để xử trí, hãy gọi cấp cứu ngay khi có thể, cho họ nằm yên và nghiêng, nới lỏng quần áo, đồng thời cần đảm bảo thông thoáng đường thở, giảm thiểu nguy cơ bị sặc cho người bệnh.
Ngay khi phát hiện ra người bị đột quỵ, hãy hết sức bình tĩnh để xử trí, hãy gọi cấp cứu ngay khi có thể, cho họ nằm yên và nghiêng, nới lỏng quần áo, đồng thời cần đảm bảo thông thoáng đường thở, giảm thiểu nguy cơ bị sặc cho người bệnh.
Để phòng ngừa bị đột quỵ, mỗi người nên hạn chế các yếu tố gây bệnh, điều trị tích cực các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… Việc điều trị cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, nên tìm mua thuốc tại các địa chỉ uy tín. Nếu không thể đi ra ngoài bạn có thể tìm mua thuốc online, một kênh mua sắm cực kỳ hữu ích cho người bệnh. Ngoài ra cần thay đổi lối sống lành mạnh để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh bằng cách tập thể dục đúng cách, chế độ ăn uống đảm bảo.
Theo BS. Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, đau đầu có thể là dấu hiệu đặc trưng của đột quỵ chảy máu não, song nhiều người chủ quan không để ý. Đa phần các cơn đau đầu đều lành tính và có thể điều trị đơn giản bằng các loại thuốc giảm đau thông thường.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, đau đầu lại là dấu hiệu cho thấy những vấn đề nghiêm trọng liên quan tới sức khoẻ. “Chẳng hạn như trường hợp một bệnh nhân vừa bị đột quỵ chảy máu não mới đây được tiên lượng khó qua khỏi. Trước đó, có thể bệnh nhân này có biểu hiện đau đầu nhưng không đi khám, khi đột quỵ xảy ra, tình trạng bệnh đã quá nặng”, BS.Chính cho biết.
BS. Chính khuyến cáo: “Cần đi khám ngay lập tức với các dấu hiệu đau đầu nguy hiểm như: đau đầu dữ dội, xuất hiện đột ngột; đau đầu kèm theo sốt, cứng gáy, phát ban, rối loạn tâm thần, mất ý thức, co giật, thay đổi thị giác, ví dụ như nhìn mờ, nhìn thấy quầng xanh đỏ, hoa mắt chóng mặt, yếu hay liệt cơ, mất thăng bằng, mắt đỏ, tê bì hoặc nói khó. Hoặc đau đầu sau tiến triển tăng dần trong một ngày hay đau kéo dài trong một vài ngày".
Theo BS. Nguyễn Minh Hiện, Khoa Đột quỵ, BV 103, để giảm thiểu nguy cơ gây ra đột quỵ não, cần phải duy trì lối sống lành mạnh như: bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, thực hiện chế độ ăn giảm tinh bột và các chất béo, tăng cường vận động, định kỳ kiểm tra huyết áp, đường máu, mỡ máu để phát hiện và điều trị sớm các chứng bệnh này”.
Cùng quan điểm, BS. Nguyễn Minh Hiện cho rằng, dấu hiệu nhận biết đột quỵ cần được phát hiện kịp thời và có ý nghĩa sống còn đối với bệnh nhân. Trong đó, đột nhiên đau đầu là một trong những biểu hiện rất đặc trưng song người bệnh thường hay bỏ qua. Bên cạnh đó, còn do các yếu tố nguy cơ đột quỵ gia tăng mạnh ở người trẻ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường. “Chính lối sống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, cùng với vô số áp lực trong cuộc sống hàng ngày cũng là căn nguyên gây tổn thương, dẫn đến nguy cơ đột quỵ não ở người trẻ ngày càng cao”, BS. Hiện khuyến cáo.
Tập thể dục có gây ra đột quỵ?
Theo Suckhoedoisong.vn, thể dục thể thao là một trong những giải pháp quan trọng để ngăn ngừa đột quỵ. Tuy nhiên các tài liệu khoa học được công bố: Điểm quan trọng nhất là chúng ta tập vừa phải, hợp lý, đúng cách và đúng với sức chịu đựng của bản thân. Ví dụ một cụ ông 70 tuổi không thể tập với cường độ và thời gian như một chàng thanh niên 20 tuổi.
Chúng ta cần phải biết rằng, các yếu tố nguy cơ khác như bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp… Luôn phải được kiểm soát tốt. Một số người nhận định rằng tập thể dục là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Điều này không chính xác, từ đó vô tình đánh mất đi một phương pháp hữu ích trong phòng ngừa đột quỵ.
5 điều "cấm kỵ" khi xử lý người bị đột quỵ:
Phần lớn những người bị đột quỵ thường nhập viện chậm trễ do người thân xử trí sai cách, làm lỡ thời gian vàng trong điều trị đột quỵ.
1. Phương pháp dân gian: Xoa dầu nóng, cạo gió, cúng bái
Không ít người lầm tưởng đột quỵ với hiện tượng trúng gió, do đó thay vì họ gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện thì họ lại áp dụng các phương pháp dân gian như xoa dầu nóng, cạo gió, thậm chí có nhiều nơi mê tín tin vào cúng bái khiến người bệnh nặng hơn.
2. Bế thốc lên giường hoặc xe máy đưa đi cấp cứu
Tuyệt đối không được bế thốc người bệnh đưa lên giường hay đi cấp cứu luôn bằng xe máy vì điều này sẽ vô tình gây nguy hiểm thêm cho người bệnh, giảm hiệu quả điều trị hoặc thậm chí khiến người bệnh có thể tử vong trên đường. Xử trí nhanh là đúng nhưng cần phải chính xác.
3. Chích máu 10 đầu ngón tay
Chích máu 10 đầu ngón tay sẽ làm giảm nguyên khí, khiến cho máu không lưu thông, điều này cực kỳ nguy hiểm đối với người đột quỵ (vốn dĩ đã bị nhồi máu hay tắc máu não).
4. Cho ngậm thuốc hạ huyết áp nhanh quá mức
Không ít các trường hợp người bệnh hay người nhà của họ tự đo huyết áp, thấy huyết áp tăng đột ngột, vội vội vàng vàng cho người bệnh ngậm thuốc hạ huyết áp nhanh. Chính hành động này khiến người bệnh tụt huyết áp, máu lên não lại giảm đi, nhũn não càng lan rộng, diễn bệnh càng trở nên tiên lượng xấu, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề.
5. Cho uống an cung không đúng cách
Hiện nay, không cần bác sĩ chỉ định, nhiều người cứ truyền tai nhau, khi bị đột quỵ cứ dùng an cung, một hội chứng đám đông vô cùng nguy hiểm. An cung chỉ có thể coi như một sản phẩm hỗ trợ và cần có chỉ định rõ ràng của bác sĩ chứ không thể coi có giá trị điều trị đột quỵ.
Khi đã bị đột quỵ, người bệnh thường rơi vào tình trạng rối loạn nuốt, việc cho người bệnh uống ngay một viên an cung có thể khiến người bệnh bị sặc, gây dị vật đường thở, thậm chí dẫn đến đột tử.