Sau 70 năm Giải phóng Thủ đô, tới nay Hà Nội đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành Thủ đô lớn thứ 17 thế giới với diện tích hơn 3.300km2, mức dân số lên tới hơn 8,5 triệu người. Hình ảnh những căn nhà cao tầng liên tục được xây dựng trùng trùng điệp điệp. Hình ảnh những cây cầu hiện đại nối đôi bờ sông Hồng, sông Đuống, đường vành đai, đường trên cao rộng rãi, những tuyến đường sắt đô thị đang dần hình thành, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân và mang đến diện mạo đô thị ngày càng khởi sắc. Hình ảnh tuyến đường đại lộ dài nhất Việt Nam, Đại lộ Thăng Long có chiều dài hơn 29 km, chiều rộng trung bình 140 m, có những đoạn được mở rộng lên tới 16 làn xe. Sau 13 năm đưa vào khai thác đại lộ được ví như 'một cánh tay dài' đưa các khu đô thị vệ tinh gần với nội đô Hà Nội với tổng mức đầu tư dự án là 7.527 tỷ đồng. Đại lộ Võ Nguyên Giáp kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm Thủ đô dài 12 km, đi qua 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn. Tuyến đường được đầu tư hơn 6.700 tỷ đồng, được coi là “con đường ngoại giao” khi thường xuyên có các đoàn khách quốc tế đi từ sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội. Tuyến đường có mặt cắt ngang rộng 80-100m, cùng dải phân cách giữa được phủ kín 5 tầng cây xanh. Với vận tốc tối đa 90km/h, 10 làn xe chạy hai chiều, đường Võ Nguyên Giáp đã giúp giảm thời gian từ Nội Bài về trung tâm Hà Nội chỉ còn 30 phút. Hình ảnh nút giao hoa thị trên đại lộ Võ Nguyên Giáp. Hình ảnh nút giao thông 4 tầng, hiện đại ở nút giao Thanh Xuân. Nút giao 4 tầng này gồm đường sắt đô thị, đường vành đai, hầm chui, đường bộ hiện đại. Hình ảnh tuyến đường Âu Cơ vừa mới khánh thành từ ngày 4/10. Tuyến đường có chiều dài 3,7 km, tổng mức đầu tư 544 tỷ đồng. Hình ảnh tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội hiện đại cũng đã hoàn thành. Hành khách đi tàu Nhổn - ga Hà Nội. Các nhà ga trên tuyến gồm 8 nhà ga: Nhổn, Minh Khai, Phú Diễn, Cầu Diễn, Lê Đức Thọ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chùa Hà, Cầu Giấy. Hình ảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng, chiều dài chính tuyến 13,05 m, toàn bộ đi trên cao. Điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa. Trên tuyến có 12 nhà ga trên cao và 1 khu depot, khai thác 13 đoàn tàu. Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1.435mm, tốc độ tối đa 80km/h, tốc độ khai thác 35km/h. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông hoặc ngược lại là hơn 23 phút.