Đó là chủ đề buổi tọa đàm do Trung tâm nghiên cứu văn hóa, giáo dục và công nghiệp 4.0 phối hợp Hội Bảo vệ lưu vực và dải biển Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư sự kiện và du lịch Lửa Việt tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 13 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam và chào mừng Hội nghị cấp cao APEC 2017.
Tọa đàm “Doanh nhân thời kỳ công nghiệp 4.0 với văn hóa, lịch sử dân tộc”.
Chương trình tọa đàm đã khái quát bức tranh Tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến các vấn đề giáo dục, văn hóa, lịch sử…
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu nêu quan điểm, trước bối cảnh biến đổi mạnh mẽ của kỷ nguyên công nghiệp thông minh và công nghệ hiện đại, thì yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để thích ứng với đòi hỏi trong thời kỳ mới trở nên cấp thiết.
Giáo dục phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản nhưng lại phát huy được tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu thay đổi công việc liên tục, giảm thiểu nguy cơ thất nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp tham dự tọa đàm đều cho rằng, mặc dù cách mạng công nghiệp 4.0 mới chỉ bắt đầu, nhưng nó đã và đang để lại cho nhân loại những dấu ấn vô cùng sâu sắc.
Rất nhiều quốc gia đã và đang quan tâm nghiên cứu tìm hiểu về cuộc cách mạng này và những tác động của nó đối với từng ngành, từng lĩnh vực văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội…
Và Việt Nam không nằm ngoài vùng xoáy đó. Tất cả người dân, DN đều cần phải có những chuẩn bị kỹ càng để thích ứng với làn sóng của cuộc cách mạng này.
Cuối buổi tọa đàm, BTC đã tổ chức lễ tri ân dâng hương các bậc tiền nhân tại điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội).