Đổi mới hoạt động lập pháp

Nguyên Hương (thực hiện) 27/12/2015 09:05

Trong cuộc trò chuyện với Đại Đoàn Kết, GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH cho biết, 70 năm qua Quốc hội đã đồng hành cùng dân tộc, Quốc hội thực sự là của dân, do dân, vì dân.  Tuy rằng, để tiếp tục đáp ứng những đòi hỏi từ thực tiễn, Quốc hội cần tiếp tục đổi mới hoạt động lập pháp theo chiều sâu, phải đi đến tận cùng của giám sát.

Đổi mới hoạt động lập pháp

GS Trần Ngọc Đường.

Bước nhảy vọt của thể chế dân chủ

PV: Có ý kiến cho rằng cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta là bước nhảy vọt của thể chế dân chủ, ông bình luận thế nào về điều này?

Về hoạt động giám sát, QH khóa XIII có đổi mới đi sâu vào giám sát chuyên đề để hạn chế sự giám sát dàn trải. Có nhiều đại biểu, trong các phiên chất vấn, cá nhân tôi thấy họ đặt những câu hỏi rất sắc sảo, thể hiện sự giám sát những vấn đề nóng, hợp lòng dân, đã thể hiện được bản lĩnh của ĐBQH.

GS Trần Ngọc Đường: Nói đây là bước nhảy vọt của thể chế dân chủ là điều hoàn toàn chính xác. Vì, từ chế độ thực dân phong kiến kéo dài khiến dân ta nô lệ, lầm than, mất tự do nhưng giờ đây nước ta đã trở thành nước độc lập, tự do.

Dù là chính quyền non trẻ, vừa mới ra đời, ngân sách như ngàn cân treo sợi tóc, thù trong giặc ngoài như vậy mà Tổng tuyển cử thực hiện được đầy đủ các quyền. Số lượng người ứng cử cũng rất đông, quyền tự do ứng cử, bầu cử rất rõ. Dù có nơi Tổng tuyển cử dưới làn bom đạn kẻ thù nhưng đều đã thành công tốt đẹp. Tổng tuyển cử thành công hơn cả mong đợi, không những trong nước mà thế giới cũng ca ngợi đây là cuộc bầu cử đảm bảo quyền tự do, dân chủ.

Ngay sau khi ra đời, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho ra đời bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp ra đời nhằm xây dựng một chính quyền mạnh mẽ của nhân dân, vì dân để người dân trở thành chủ nhân của đất nước. Bởi nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, nước độc lập mà không có Hiến pháp thì dân chưa làm chủ.

Theo ông đâu là lý do khiến cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên đạt được những thành công vang dội đến thế?

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thành công.

Thứ nhất, là do nhân dân ta sống hàng trăm năm dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến, giờ có chế độ mới dân hào hứng phấn khỏi với chế độ mới, một chế độ thực thi quyền làm chủ của nhân dân cho nên người dân háo hức, phấn khởi, đi bầu cử.

Thứ hai có nguyên nhân người lãnh đạo đất nước chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài được nhân dân ngưỡng mộ. Dân tin, có người hết lòng vì dân đứng đầu đất nước như vậy tất cả các quyền của họ sẽ được thực thi nghiêm túc.

Thứ ba, Tổng tuyển cử thành công là do có Đảng lãnh đạo, dù sau khi chính quyền non trẻ ra đời ít lâu Đảng đã tuyên bố giải tán nhưng thực chất Đảng vẫn hoạt động thông qua sự điều hành của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chất lượng làm luật

Thưa ông kế thừa, phát huy những thành công của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, 70 năm qua QH đã đồng hành cùng dân tộc, ông đánh giá thế nào về những hoạt động của QH đặc biệt là nhiệm kỳ khóa XIII?

Quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Vậy hiểu thế nào nguyên tắc quyền lực thống nhất, thế nào là phân hóa quyền lực, kiểm soát quyền lực nhà nước những vấn đề mới…Nếu không thống nhất nhận thức, nâng cao tư duy pháp lý, chất lượng xây dựng luật không phù hợp.

- QH khóa XIII tiếp tục tiếp bước truyền thống của các khóa QH trước, đây là khóa có những hoạt động hết sức sôi nổi, trách nhiệm cao trên nhiều lĩnh vực, nhất là thực hiện chức năng lập pháp. Nhiều đạo luật quan trọng được thông qua tại QH khóa XIII nhất là Hiến pháp sửa đổi.

Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, là cơ sở, công cụ pháp lý cao nhất cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bước vào thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công nghiệp hóa. Đó là nét rất mới về lập pháp.

Về hoạt động giám sát, QH khóa XIII có đổi mới đi sâu vào giám sát chuyên đề để hạn chế sự giám sát dàn trải. Có nhiều đại biểu, trong các phiên chất vấn, cá nhân tôi thấy họ đặt những câu hỏi rất sắc sảo, thể hiện sự giám sát sát những vấn đề nóng, hợp lòng dân, đã thể hiện được bản lĩnh của ĐBQH.

Nhưng nhiều ý kiến nhận định rằng, hoạt động lập pháp còn một số hạn chế nhất định, vòng đời của luật rất ngắn, ra đời ít lâu đã sửa, thậm chí chưa có hiệu lực đã phải sửa?

- Theo tôi, có một số tồn tại cơ bản trong hoạt động lập pháp. Thứ nhất, hoạt động lập pháp chất lượng của một số đạo luật, điều luật chưa cao, chưa đáp ứng đòi hỏi điều chỉnh của thực tiễn nên những quy định không có hiệu lực điều chỉnh một cách có hiệu quả trong thực tế. Sở dĩ để xảy ra tình trạng như thế là vì luật của chúng ta nhiều quy định còn chung chung, thiếu chi tiết, thường nhường chi tiết đó cho Chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền. Đó là ủy quyền lập pháp.

Nhưng nếu là ủy quyền lập pháp, trong Hiến pháp đã nói rõ, chỉ có duy nhất một trường hợp là QH ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ QH ban hành pháp lệnh thôi. Những trường hợp, giao cho các cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết việc thi hành điều luật này chính là kẽ hở để một việc chi tiết hóa bị kéo dài, chậm, làm cho luật không vào cuộc sống, thậm chí có nguy cơ trái luật.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng của hoạt động lập pháp trước hết phải giảm bớt đi đến nguyên tắc: luật phải điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội.

Thứ hai, bộ máy biên chế nhiều ra, nhìn về phương diện lập pháp, lập quy đây là một trong những nguyên nhân làm cho bộ máy phình to. Về hoạt động lập pháp bằng các quy định quyền hạn mới, bằng việc ra đời tổ chức mới, gần đây thường ra đời các quỹ, đây là hình thức đẻ bộ máy, con người vì xuất phát từ nhiệm vụ mới.

Vì vậy, theo kinh nghiệm các nước, bao giờ trình dự án luật ra QH phải trình dự kiến chi phí về ngân sách Nhà nước thực thi đạo luật này, sau khi được QH thông qua là bao nhiêu. Chi phí tổ chức bộ máy, chi phí trả lương con người khi ra bộ máy đó, các nước chỉ khống chế 3 năm mỗi năm bao nhiêu, điều này phải thể hiện rõ trước khi luật thông qua.

Theo tôi, hoạt động lập quy cũng thế. Hoạt động lập quy của Chính phủ tức hoạt động ra nghị định không khéo cũng đẻ ra bộ máy, đẻ ra cục, vụ, tổng cục…cho nên phải khắc phục tình trạng này.

Tiếp tục đổi mới hoạt động của QH

Để phục vụ quá trình đổi mới của QH ông tâm đắc gì trong công tác lập pháp?

- Trong hoạt động lập pháp tôi nghĩ trong thời gian đến là thời gian QH phải đi sâu hoạt động lập pháp theo chiều sâu mà không phải theo chiều rộng. Trước đây do yêu cầu của thực tiễn, rất nhiều luật đã được xây dựng, nhưng thiên về số lượng. Giờ nhìn chung chúng ta đã có đủ luật rồi, vì vậy, phải bước sang giai đoạn chất lượng luật phải được nâng lên. Theo đó, QH phải đổi mới tư duy.

Thực tế, tư duy rất mới trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ mới năm 2011 được bổ sung, phát triển đã đặt ra vấn đề này, nhưng trên thực tế hiểu chưa thống nhất. Những nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp hiểu không thống nhất dứt khoát sẽ không đưa vào đạo luật đó đúng tinh thần, đúng nội dung của cương lĩnh.

Tôi lấy ví dụ như quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Vậy hiểu thế nào nguyên tắc quyền lực thống nhất, thế nào là phân hóa quyền lực, kiểm soát quyền lực nhà nước những vấn đề mới…Nếu không thống nhất nhận thức, nâng cao tư duy pháp lý, chất lượng xây dựng luật không phù hợp.

Tôi cho rằng, QH cần tiếp tục nghiên cứu và suy nghĩ tư duy mới trong Hiến pháp 2013 sửa đổi trên cơ sở đó thể chế hóa nó đúng, phù hợp Hiến pháp trong xây dựng luật.

Còn chức năng giám sát thì sao thưa ông, QH cần làm gì để thực sự là QH của dân, do dân, vì dân?

- Tôi đã nói ở trên, QH cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động lập pháp, nhất là xây dựng luật theo chiều sâu để luật dễ vào cuộc sống. Đặc biệt phải đổi mới hoạt động giám sát, phải làm thế nào đi đến cùng giám sát và đặc biệt phải quy trách nhiệm cá nhân. Cái yếu nhất của công tác giám sát chính là hậu giám sát và quy trách nhiệm cá nhân.

Chúng ta mới truy trách nhiệm ngành, lĩnh vực thì chưa đủ, tư lệnh ngành trách nhiệm đến đâu chưa phân định rõ, phải phân định. Nếu không giám sát đến cùng, truy cho được trách nhiệm cá nhân thì không thể nâng cao chất lượng hoạt động của QH. Để QH thực sự là QH của dân, do dân và vì dân, QH cần thực hiện cho được chức năng giám sát, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí, dân phản ánh nhiều mà chúng ta chưa làm được thì có lỗi với dân.

Trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Đổi mới hoạt động lập pháp

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO