Xã hội

Dự án 6, Chương trình MTQG 1719:Những vướng mắc cần tháo gỡ

Bắc Vũ 12/12/2024 11:16

Trong quá trình thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên để dự án được đi sâu vào đời sống người dân, cần tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, thậm chí chồng chéo giữa các dự án.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) Nghệ An chiếm 83% diện tích của tỉnh, là nơi cư ngụ của hơn 1,2 triệu người, với 5 thành phần DTTS đông đúc là Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Đan Lai… Hiện nay, qua thống kê toàn tỉnh vẫn còn 41 thôn, bản vùng đồng bào DTTS&MN chưa có thiết chế văn hóa, thể thao; 418 nhà văn hóa thôn, bản đã xây dựng nhưng xuống cấp hoặc không đảm bảo quy mô tiêu chuẩn.

Nhờ những đầu tư, hỗ trợ của dự án 6, nên tỷ lệ đồng bào DTTS xem truyền hình đạt 100%, nghe đài phát thanh đạt 100%, tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 96,11%, tỷ lệ thôn có đội văn hóa văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên đạt 68,41%… Có thể thấy, nhu cầu về về phát triển cơ sở vật chất văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về thiết chế văn hóa, thể thao sau sáp nhập thôn, bản.

1.jpg
Tại dự án 6 Chương trình MTQG, các văn bản hướng dẫn về việc hỗ trợ mỗi nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong truyền dạy văn hóa phi vật thể còn chồng chéo, khó thực hiện. Ảnh: HH.

Tuy nhiên, thời gian qua, việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 phần lớn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, trong khi đó đội ngũ cán bộ phụ trách công tác dân tộc, cán bộ văn hóa tại các địa phương triển khai Chương trình MTQG 1719 phải kiêm nhiệm đồng thời nhiều nhiệm vụ nên sẽ gặp hạn chế về triển khai, đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ.

Không những vậy, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, một số văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành cấp trên liên quan đến các nội dung của các dự án còn có sự chồng chéo, gây khó khăn cho huyện trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo bà Cao Thị Hà Lê, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quế Phong (Nghệ An), đối với dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” dù đã được tháo gỡ, tuy nhiên vẫn còn vướng mắc. Đơn cử như văn bản số 1579/SVHTT-KHTC ngày 31/5/2023 của Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An hướng dẫn thực hiện nội dung dự án 6 nêu rõ.

“Hỗ trợ mỗi nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong truyền dạy văn hóa phi vật thể là 20.000.000đ/nghệ nhân. Tuy nhiên tại khoản 3, Điều 32 thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính quy định mức chi cho nghệ nhân truyền dạy là 800.000đ/ngày. Bên cạnh đó, các chi phí khác cho công tác tổ chức lớp học không được bố trí gây khó khăn cho địa phương trong quá trình thực hiện”, bà Lê cho biết thêm.

3.jpg
Trò chơi dân gian của dân tộc Thái tại xã Hạnh Dịch được người dân lưu truyền đến hôm nay. Ảnh: BH.

Cũng theo bà Lê, việc hỗ trợ hoạt động cho mỗi đội văn nghệ truyền thống là 50.000.000 đ/đội văn nghệ truyền thống. Tuy nhiên tại thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính không hướng dẫn nội dung thực hiện Hỗ trợ hoạt động cho mỗi đội văn nghệ truyền thống. Tại Hướng dẫn 1684/HD-BVHTTDL ngày ngày 28/4/2023 của Bộ văn hóa Thể thao và Du Lịch chỉ hướng dẫn nội dung chi, không hướng dẫn mức chi cho mỗi đội văn nghệ truyền thống gây khó khăn cho công tác lập dự toán kinh phí thực hiện.

“Trước những vướng mắc đó, chúng tôi cũng đã đề nghị các Sở, ngành chuyên môn cấp tỉnh chỉ nên định hướng, hướng dẫn các nội dung của từng dự án để huyện chủ động lựa chọn các nội dung thực hiện phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của từng địa phương. Đồng thời, có văn bản hướng dẫn cụ thể mức chi đội văn nghệ truyền thống được thành lập tại Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, bản và tương đương thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 6 và tiểu dự án 1 - Dự án 9”, bà Lê cho biết.

Cùng quan điểm, bà Vi Thị Phương Thảo, Trưởng phòng văn hóa thông tin huyện Con Cuông cho rằng, các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện vốn sự nghiệp dự án 6 chưa rõ ràng, khó triển khai thực hiện. Cụ thể, chính sách hỗ trợ nghệ nhân theo Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 và chính sách hỗ trợ đội văn nghệ truyền thống thôn, bản theo Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 đều của Bộ Tài chính không có quy định, hướng dẫn, mục nội dung quy định chi kinh phí sự nghiệp thực hiện chính sách này, nên phòng VHTT không có cơ sở đúng quy định để tham mưu triển khai thực hiện.

Ngoài ra, Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 4/3/2022, Điều 34, Mục 9, Khoản b quy định cụ thể định mức chi đối với nhiệm vụ Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống, tuy nhiên tại Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 không có nội dung này gây khó khăn cho cơ sở thực hiện. Ngoài ra, theo Hướng dẫn số 1684/HD-BVHTTDL ngày 28/4/2023 của Bộ VHTT&DL không quy định cụ thể nội dung, quy trình, thủ tục để thực hiện hỗ trợ cho nghệ nhân nên nội dung xây dựng chính sách và hỗ trợ Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống gặp vướng mắc.

5.jpg
2.jpg
Học sinh dân tộc thiểu số được truyền dạy, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống. Ảnh: HL.

Được biết, để việc thực hiện Dự án 6 đạt mục tiêu cao nhất, Sở Văn hóa, Thể thao Nghệ An cũng đã đề xuất, đối với nhiệm vụ khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống cho mỗi dân tộc có khó khăn đặc thù, thì cần điều chuyển từ nội dung sử dụng vốn sự nghiệp sang nội dung sử dụng vốn đầu tư do nhiệm vụ có nguồn vốn lớn, thời gian triển khai kéo dài. Còn với nhiệm vụ Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN, cần tăng định mức số điểm trên mỗi nhà văn hóa do định mức hiện tại quá thấp, không đảm bảo kinh phí cho việc xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao, đặc biệt là tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Theo Tin viết
Tin viết
Copy Link
Tin viết
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Những vướng mắc cần tháo gỡ