Hôm nay thế giới đón nguyệt thực toàn phần và siêu trăng máu

Minh Tuấn (CNN) 15/05/2022 13:16

Nguyệt thực toàn phần đầu tiên năm 2022 sẽ xuất hiện vào đêm 15/5 và rạng sáng 16/5 tại nhiều khu vực trên thế giới.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt trăng trên cùng một đường thẳng, khiến Mặt Trăng bị bóng của Trái đất phủ lên. Khi đó, ánh trăng sẽ bị mờ đi và chuyển sang màu đỏ hoặc cam sẫm, do đó hiện tượng còn được gọi là "Trăng máu".

Lần này, Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo hình elip của nó, khiến thiên thể trông lớn hơn bình thường và có biệt danh là "siêu trăng máu". Theo TimeandDate, chỉ có hai sự kiện nguyệt thực toàn phần xuất hiện trong năm 2022. Nguyệt thực tháng 5 là lần đầu tiên và có thể quan sát thấy ở phần lớn châu Mỹ, Nam Cực, châu Úc, châu Phi và đông Thái Bình Dương.

Tùy theo khu vực, hiện tượng sẽ diễn ra vào các khung giờ khác nhau. Ở miền đông Bắc Mỹ, nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu vào lúc 22h28’ ngày 15/5 (giờ địa phương) và đạt cực đại (nguyệt thực toàn phần) từ 23h29’ ngày 15/5 đến 0h53’ ngày 16/5. Nguyệt thực một phần sẽ tiếp nối sau đó và kết thúc vào lúc 1h55’ ngày 16/5. Ở Anh, nguyệt thực toàn phần xuất hiện muộn hơn.

Nguyệt thực toàn phần nhìn từ sa mạc Sossusvlei ở Namibia vào ngày 15/6/2011. Ảnh: George Tucker.

Sở dĩ Mặt Trăng có ánh sáng đỏ khi xảy ra hiện tượng này, là do ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trời khúc xạ quanh Trái Đất. Lúc này, hành tinh của chúng ta hoạt động như một lăng kính, khiến các sóng ánh sáng bị kéo dài ra, và xuất hiện ở vùng đỏ hơn của quang phổ khi chạm đến Mặt Trăng.

Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào cũng quan sát thấy "Trăng máu" với màu đỏ, là do ảnh hưởng bởi khí quyển Trái Đất, khiến Mặt Trăng có thể mang sắc cam hoặc vàng nhiều hơn, tùy thuộc vào lượng bụi, độ che phủ của mây hoặc tro núi lửa trong không khí.

Thời gian tốt nhất để quan sát hiện tượng là từ 4h29’ đến 5h35’ sáng ngày 16/5 (giờ địa phương). Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày 8/11 và có thể nhìn thấy từ châu Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, một phần Đông u, Bắc u, Bắc Cực và hầu hết Nam Cực.

Sau sự kiện này, phải chờ đến tháng 3/2025 mới có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần lần nữa, theo Noah Petro, trưởng phòng thí nghiệm địa chất, địa vật lý và hóa học của NASA.

Trên thực tế, có tới 3 loại nguyệt thực, gồm: nửa tối, một phần và toàn phần. Trong hiện tượng nguyệt thực nửa tối, Mặt Trăng đi qua rìa ngoài của bóng Trái Đất (penumbra) và bề mặt Mặt Trăng chỉ mờ đi đôi chút.

Trong khi đó, nguyệt thực một phần xảy ra thường xuyên hơn, khi một phần của Mặt Trăng đi vào vùng tối nhất của bóng Trái Đất (umbra), khiến phần đó tối đi đáng kể. Cuối cùng, nguyệt thực toàn phần là khi toàn bộ Mặt Trăng tiến vào umbra. Nguyệt thực toàn phần sẽ bao gồm cả các giai đoạn nửa tối và một phần.

Thời gian tốt nhất để quan sát hiện tượng là từ 4h29’ đến 5h35’ sáng ngày 16/5 (giờ địa phương). Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày 8/11 và có thể nhìn thấy từ châu Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, một phần Đông u, Bắc u, Bắc Cực và hầu hết Nam Cực.

Sau sự kiện này, phải chờ đến tháng 3/2025 mới có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần lần nữa, theo Noah Petro, trưởng phòng thí nghiệm địa chất, địa vật lý và hóa học của NASA.

Trên thực tế, có tới 3 loại nguyệt thực, gồm: nửa tối, một phần và toàn phần. Trong hiện tượng nguyệt thực nửa tối, Mặt Trăng đi qua rìa ngoài của bóng Trái Đất (penumbra) và bề mặt Mặt Trăng chỉ mờ đi đôi chút.

Trong khi đó, nguyệt thực một phần xảy ra thường xuyên hơn, khi một phần của Mặt Trăng đi vào vùng tối nhất của bóng Trái Đất (umbra), khiến phần đó tối đi đáng kể. Cuối cùng, nguyệt thực toàn phần là khi toàn bộ Mặt Trăng tiến vào umbra. Nguyệt thực toàn phần sẽ bao gồm cả các giai đoạn nửa tối và một phần.

Sở dĩ Mặt Trăng có ánh sáng đỏ khi xảy ra hiện tượng này, là do ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt Trời khúc xạ quanh Trái Đất. Lúc này, hành tinh của chúng ta hoạt động như một lăng kính, khiến các sóng ánh sáng bị kéo dài ra, và xuất hiện ở vùng đỏ hơn của quang phổ khi chạm đến Mặt Trăng.

Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào cũng quan sát thấy "Trăng máu" với màu đỏ, là do ảnh hưởng bởi khí quyển Trái Đất, khiến Mặt Trăng có thể mang sắc cam hoặc vàng nhiều hơn, tùy thuộc vào lượng bụi, độ che phủ của mây hoặc tro núi lửa trong không khí.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hôm nay thế giới đón nguyệt thực toàn phần và siêu trăng máu