'Không còn sự cô lập': Trường học cho trẻ em khiếm thính ở Guinea Xích đạo

Mai Nguyễn (Theo The Guardian) 11/08/2022 15:11

Pilar Bilogo là một giáo viên và đồng thời là người sáng lập La Fe, một trường học dành cho những đứa trẻ khiếm thính ở thành phố cảng Bata.

Học sinh giao tiếp từ lớp học này sang lớp học khác tại La Fe ở Guinea Xích đạo. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Học sinh giao tiếp từ lớp học này sang lớp học khác tại La Fe ở Guinea Xích đạo. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Pilar Bilogo là một giáo viên và đồng thời là người sáng lập La Fe, một trường học dành cho những đứa trẻ khiếm thính ở thành phố cảng Bata. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Pilar Bilogo là một giáo viên và đồng thời là người sáng lập La Fe, một trường học dành cho những đứa trẻ khiếm thính ở thành phố cảng Bata. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.

Ngoài việc điều hành ngôi trường La Fe, Pilar Bilogo còn chăm sóc cho 6 đứa trẻ bị khiếm thính và một đứa trẻ khác bị câm. Chúng được cho ăn mặc và học hành mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào từ bên ngoài.

"Có một lý do tại sao tôi tiếp tục nhận học sinh trong lớp và trẻ em ở nhà: sự bỏ rơi của gia đình và sự cô lập đối với trẻ em khiếm thính ở đất nước tôi", cô nói.

Cậu bé Emanuel, 9 tuổi, ở nhà Bilogo. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Cậu bé Emanuel 9 tuổi ở nhà Bilogo. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.

Trường học La Fe khai trương vào năm 2013 và là trung tâm giáo dục đầu tiên trong cả nước Guinea nhận học sinh khiếm thính trên 7 tuổi. Hơn 100 trẻ em theo học tại trường. Xe buýt của trường không hoạt động do không được bảo trì, điều đó có nghĩa là nhiều trẻ em không thể đến trường Le Fe vì cha mẹ của chúng không đủ khả năng chi trả tiền taxi.

Xe buýt của trường không hoạt động do không được bảo trì. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Xe buýt của trường không hoạt động do không được bảo trì. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Bilogo, trong sân của ngôi nhà của cô, cho các con và hàng xóm xem một bức ảnh của cô. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Bilogo trong sân ngôi nhà của cô, cho các con và hàng xóm xem một bức ảnh của cô. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, gần 80% người khiếm thính sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Hơn 1,5 tỷ người trên toàn thế giới hiện đang sống với tình trạng mất thính lực ở một mức độ nào đó. WHO dự đoán con số này có thể tăng lên 2,5 tỷ người vào năm 2050.

Khi đó, khoảng 700 triệu người sẽ cần các dịch vụ chăm sóc và phục hồi chức năng. Theo Tổ chức Phi chính phủ Trẻ em Điếc Toàn cầu, 8,9 triệu trẻ em khiếm thính sống ở vùng cận Sahara, Châu Phi.

Benedicta, một giáo viên tại La Fe. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Benedicta, một giáo viên tại La Fe. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.

Việc tiếp cận với chăm sóc tai và thính giác bị hạn chế ở các nước nghèo hơn. Theo WHO, cứ 1 triệu dân thì có khoảng 78% các nước thu nhập thấp có ít hơn một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng; 93% có ít hơn một bác sĩ thính học cho mỗi triệu người và chỉ 50% theo tỷ lệ tương tự có ít nhất một giáo viên cho người khiếm thính. Thanh niên ở thành phố có nhiều lựa chọn giáo dục hơn ở nông thôn.

Juan Isaac (phía trước) và Gael học toán với Bilogo. La Fe là trung tâm giáo dục đầu tiên ở Guinea Xích Đạo mở cửa đón học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Juan Isaac (phía trước) và Gael học toán với Bilogo. La Fe là trung tâm giáo dục đầu tiên ở Guinea Xích Đạo mở cửa đón học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Bảng chữ cái cho người khiếm thính được in lên mặt sau của áo. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Bảng chữ cái cho người khiếm thính được in lên mặt sau của áo. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Remigio Agustín, một giáo viên tình nguyện, trong ngày đầu tiên đến trường. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Remigio Agustín, một giáo viên tình nguyện, trong ngày đầu tiên đến trường. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.

Liên đoàn Người Điếc Thế giới cho biết: “Trẻ em phải đối mặt với những rào cản trong giáo dục nếu giáo viên và bạn bè không thông thạo ngôn ngữ ký hiệu, điều này có thể dẫn đến mù chữ.

Điều cần thiết là phải đảm bảo rằng trẻ khiếm thính được tiếp xúc với ngôn ngữ ký hiệu càng sớm càng tốt. Ở Guinea Xích đạo, đặc biệt là ở các vùng nội địa, vẫn còn phổ biến niềm tin rằng các bà mẹ của những đứa trẻ bị điếc khi mang thai và đứa trẻ sơ sinh của họ bị nguyền rủa.

Hệ thống y tế của Guinea Xích đạo không bao gồm bảo hiểm y tế miễn phí cho những người khuyết tật. Ở Guinea Xích đạo không có đơn vị chuyên biệt về sức khỏe tâm thần hoặc bệnh điếc.

Một sinh viên năm nhất trong sân trường La Fe. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Một sinh viên năm nhất trong sân trường La Fe. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Một học sinh đang viết vào vở của mình. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
Một học sinh đang viết vào vở của mình. Ảnh: Diego Menjibar Reynes.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    'Không còn sự cô lập': Trường học cho trẻ em khiếm thính ở Guinea Xích đạo

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO