Ngày 21/6, tại Cần Thơ, Tổng cục thủy sản phối hợp với Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) và Chương trình quản quản lý tổng hợp vùng ven biển, Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức (ICMP-GIZ) tổ chức đối thoại bàn tròn ngành thủy sản với chủ đề “Làm thế nào để nâng cao giá trị tôm Việt Nam” Đối thoại có tham dự cua gần 100 nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước trên lĩnh vực sản xuất giống, thức ăn.
Vuông tôm.
Các đại biểu đều khẳng định: Con tôm Việt Nam có giá trị kim ngạch xuất khẩu hang năm trên 3 tỷ USD, tạo ra khoảng 2 triệu việc làm, góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nghề nuôi tôm ở Việt Nam trở nên tiềm năng bậc nhất trong ngành nông nghiệp với thị trường rộng lớn, khả năng tăng năng suất và mở rộng vùng nuôi.
Tại buổi đối thoại, các đại biểu cho rằng cần xác định rõ mục tiêu đưa ngành tôm Việt Nam tiến lên thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao và phát triển bền vững đồng thời cần áp dụng công nghệ để nâng cao giá trị và sản xuất theo hướng than thiện với môi trường.
Đại diện của GIZ cho rằng: Thách thức lớn nhất của ngành tôm trong thời gian tới chính là chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thị trường khác và đối mặt với các rào cản kỹ thuật với việc tự do hóa thương mại và lao động trong ngành thủy sản khi Việt Nam tham gia TPP. Cùng với việc mở rộng qui mô ngành tôm sản xuất theo chuỗi giá trị, cần phải thúc đẩy một cách hợp lý về mặt môi trường.
Cần phải chú trọng hơn đến việc bảo vệ bờm biển và xói mòn. Cần phải minh bạch hóa đầu vào sản xuất, tăng cường việc thực thi các biện pháp để nâng cao chất lượng giống, thức ăn để đưa ngành tôm hướng đến phát triển bền vững, giảm chi phí đầu vào và xây dựng thương hiệu cho tôm Việt Nam để khẳng định lợi thế trên thị trường toàn cầu.