Mặc dù chưa chính thức bắt đầu tuy nhiên hiện nay, nhiều thí sinh đã cảm thấy hoang mang, lo lắng vì kỳ thi xét tuyển vào đại học, cao đẳng sắp tới.
Cụ thể, ngay sau khi đăng ký nguyện vọng và theo dõi các thông tin trên truyền thông, nhiều thí sinh “ngã ngửa” vì trường mình đăng ký có tỷ lệ “chọi” rất cao.
Thậm chí, nếu so với vài năm trước, tỷ lệ chọi này tăng một cách chóng mặt, có ngành của những trường ngoài công lập ít danh tiếng nhưng tỷ lệ chọi cũng lên đến 1/10 hay 1/12.
Nhiều thí sinh ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh cho biết, rất nhiều ngành nghề những năm vừa qua thiếu sinh viên thì năm nay, số lượng thí sinh tăng cao bất thường dẫn đến tỷ lệ chọi tăng theo.
Đây là điều không mong muốn với các bạn thí sinh bởi khả năng trượt nguyện vọng của mình sẽ tăng lên.
Tuy ai cũng biết đây là lượng thí sinh ảo bởi thực tế tổng số thí sinh năm nay ít hơn so với mọi năm.
Thế nhưng ở phía các trường đại học xét tuyển hiện nay, tất cả các thí sinh khi đăng ký đều có cơ hội ngang nhau. Vì thế, tỷ lệ chọi ảo này sẽ dẫn đến điểm xét tuyển thực tế tăng mạnh.
Hậu quả của nó, tất nhiên ngoài việc gây khó khăn cho nhà trường thì chính các thí sinh cũng bị hoang mang, không biết chính xác khả năng trúng tuyển của mình như thế nào.
Hơn nữa, tình trạng thí sinh ảo cộng thêm việc nhiều nhóm ngành, nhóm trường còn đưa ra các phương án riêng để xét tuyển sẽ khiến tình hình càng thêm rối.
Bởi khi đó, ngoài việc cạnh tranh với lượng lớn thí sinh ảo, các thí sinh còn phải cạnh tranh với nhau ở bài thi riêng.
Điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia dự kiến chỉ giữ một vai trò quan trọng chứ không phải là tất cả trong khâu xét tuyển.
Ngoài ra, một chuyên gia giáo dục cũng dự đoán rằng, với lượng thí sinh thật ít hơn mọi năm nhưng thí sinh ảo thì tăng gấp gần 3 lần (trên 50% tổng số thí sinh đăng ký trên 3 nguyện vọng), việc cạnh tranh giữa các trường tốp đầu cũng rất khốc liệt.
Cụ thể hơn, khi đó vì tỷ lệ chọi cao, các trường tốp đầu có nguyện vọng 1 buộc phải đẩy điểm xét tuyển lên cao cho phù hợp với chỉ tiêu mà mình được phép tuyển sinh.
Thế nhưng vì tỷ lệ chọi này là ảo nên sẽ có một lượng lớn thí sinh không thể đăng ký theo học, buộc các trường phải điều chỉnh điểm xét tuyển để tuyển sinh cho đủ chỉ tiêu.
Nói nôm na là khi chưa công bố xét tuyển thì có quá nhiều hồ sơ, nhưng khi công bố điểm xét tuyển thì lại không đủ người để theo học.
Đây được cho là hệ quả tất yếu của việc thả lỏng cho các thí sinh được tự do đăng ký vô tội vạ như đợt tuyển sinh năm 2017 này.