Một số loại thực phẩm không khiến chúng ta cảm thấy no mà ngược lại còn gây cảm giác đói và thèm ăn hơn. Cơn đói khiến bụng cồn cào, tậm trạng bực bội, đặc biệt là nếu bạn đã ăn xong. Thậm chí, đói khiến bạn ăn thêm, dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có tăng cân không lành mạnh.
Sữa chua nhiều đường và hương vị
Hầu hết chất làm ngọt nhân tạo trong sữa chua có thể làm tăng lượng đường trong máu nhưng ít mang lại cảm giác no, thoải mái. Ngoài ra, vì có dạng đặc, sữa chua không cần nhai trong khi hành động nhai giúp tăng hệ số no của chúng ta.
Tuy nhiên, sữa chua Hy Lạp là ngoại lệ, nó giúp giảm đói tốt. Lượng protein trong loại sữa chua này cao gấp 2-3 lần loại thông thường, giúp chúng ta cảm thấy no lâu.
Bánh mì trắng
Bánh mì làm từ bột mì trắng đã bị loại bỏ thành phần chất xơ, trong khi chất xơ dễ tạo ra cảm giác no, có ít giá trị thực phẩm. Bột mì trắng và chất béo cung cấp nhiều calo hơn nhưng bánh mỳ trắng ít gây cảm giác no.
Một cuộc nghiên cứu được tiến hành định kỳ 5 năm một lần của Tây Ban Nha phát hiện, mỗi ngày ăn nhiều hơn 2 chiếc bánh mì trắng, nguy cơ mắc bệnh béo phì sẽ tăng 40% so với những người ăn ít bánh mỳ trắng hơn.
Thay vì một chiếc bánh mì trắng lớn, hãy ăn các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt cho bữa sáng để no lâu hơn.
Nước có ga
Càng uống nhiều nước ngọt có ga như soda thì bạn càng tăng thêm nhiều calo. Khí cacbonic từ soda sẽ được giải phóng trong dạ dày, khiến các tế bào ở đầu dạ dày tiết ra ghrelin, dẫn đến cảm giác đói. Đặc biệt, soda trộn với đường khiến bạn càng thèm ngọt hơn, điều này chắc chắn không tốt cho sức khỏe.
Nước trái cây
Nước ép trái cây tốt nhưng không thể tốt bằng chính miếng trái cây vì thiếu chất xơ. Để làm nước hoa quả, chúng ta thường ép lấy nước rồi vứt bỏ phần vỏ và thịt quả, đây chính là phần chứa nhiều chất xơ. Một số loại nước ép trái cây không có chất dinh dưỡng cần thiết nên có thể làm tăng lượng đường trong máu rồi hạ xuống nhanh chóng, gây cảm giác đói.
Rượu
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tế bào thần kinh AgRP được kích hoạt trong quá trình say. Do đó, khi uống nhiều rượu, bạn sẽ thấy đói hơn và có nhu cầu ăn thêm. Tế bào thần kinh AgRP trong não điều khiển cảm giác đói, kích thích các dây thần kinh gây cảm giác muốn ăn.
Đồ ăn nhẹ có vị mặn
Những món ăn nhẹ thường chứa nhiều natri, không có chất xơ hoặc protein. Ăn mặn quá nhiều sinh ra cảm giác thiếu đồ ngọt, sau đó bạn càng ăn đồ ngọt lại càng có nguy cơ mập.
Bên cạnh đó, những đồ ăn vặt có vị mặn như khoai tây, bánh quy mặn… đều được tạo ra từ tinh bột, dễ tiêu hóa và hấp thụ nhưng cũng sẽ dẫn đến nồng độ insulin tăng cao rồi hạ xuống chóng.
Vị giác và bộ não con người thường liên kết và khiến dạ dày cảm thấy thỏa mãn với thức ăn mặn đồng thời lại sinh ra cảm giác thiếu đồ ăn ngọt. Vì vậy, ăn xong đồ mặn xong lại phải ăn thêm đồ ăn ngọt với một lượng ngang bằng thì mới lấp đầy cái dạ dày được.
Đồ tráng miệng
Thực phẩm ngọt như bánh rán, bánh nướng… sẽ chuyển đổi nhanh chóng thành glucose khi đi vào đường ruột, khiến cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy nhanh đói hơn.
Bên cạnh đó, đường và tất cả những chất ngọt trong các món tráng miệng đều gây nghiện vì liên quan đến việc sản xuất dopamine, khiến cơ thể bạn thèm đường hơn. Do đó, dù ăn vài thanh kẹo hay uống một cốc nước trái cây lớn, bạn vẫn không cảm thấy no.