Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh thì năng lượng hóa thạch có thể sẽ không còn được sử dụng trong một thập kỷ tới. Sự phụ thuộc của chúng ta vào dầu hỏa và than sẽ không còn nữa khi chúng ta chỉ sử dụng xe điện và sự tiến bộ của công nghệ năng lượng mặt trời và gió sẽ đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng mà chúng ta cần. Nhưng điều quan trọng là làm sao để điều này diễn ra.
Muốn chuyển nhanh sang hệ thống năng lượng mới và sạch,
cần có những dịch chuyển đáng kể trong công nghệ.
GS Benjamin Sovacool- Giám đốc Nhóm nghiên cứu năng lượng Sussex ở Trường Đại học Sussex (Anh), đã xuất bản phân tích của ông trên tạp chí Khoa học xã hội và nghiên cứu năng lượng (Energy Research & Social Science).
Trong nghiên cứu của mình, GS Sovacool đã chỉ cho chúng ta thấy trong lịch sử, các xã hội trước đây đã chuyển dịch từ nguồn năng lượng này sang sử dụng nguồn năng lượng khác như thế nào, và điều này có thể cho chúng ta biết làm thế nào để chúng ta có thể có được một nền kinh tế không khí thải trong vòng thập kỷ tới.
Nghiên cứu của nhóm ở Đại học Sussex đưa ra một số ví dụ: Tỉnh Ontario của Canada loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng than đá từ 2003-2014; Chương trình năng lượng gia đình của Indonesia giúp 2/3 dân số chuyển các lò đốt sử dụng dầu hỏa sang khí hóa lỏng LPG trong 3 năm. Trong các ví dụ trên, mỗi trường hợp đều được thúc đẩy bởi chính phủ cộng với việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Theo GS, quá trình chuyển dịch trong sử dụng năng lượng thường rất dài, mất nhiều thập kỷ hoặc thế kỷ để nó diễn ra và không phải lúc nào cũng có các bằng chứng để ủng hộ quá trình này. Nhưng không gì có thể giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn khi có dấu hiệu của một sự khủng hoảng.
Quá trình đưa một loại năng lượng mới vào sử dụng thường là một quá trình dài và chậm chạp. “Nếu để nó tự thay đổi thì trong quá khứ thường mất rất nhiều thập niên. Rất nhiều thứ cần khởi động để chuyển sang sử dụng nó. Để than đá được sử dụng ở hầu hết các nước châu Âu đã phải mất từ 96 đến 160 năm, và điện đã mất khoảng từ 47 đến 69 năm”, GS Sovacool viết.
“Ý tưởng của tôi là sự ngăn cản đổi mới thường là khi đối diện chống lại các hệ thống năng lượng đang được sử dụng. Các bối cảnh như xúc tác từ bên ngoài hoặc đột biến sốc (như khủng hoảng kinh tế, thay đổi về địa chất, chiến tranh, thay đổi ý thức hệ, các phá vỡ môi trường lớn như biến đổi khí hậu) để tạo sức ép lên chế độ nhằm tạo ra một cửa sổ của cơ hội cho khuếch tán công nghệ mới”, theo GS Sovacool.
Trong một thời gian dài, vẫn còn đó nhiều cá nhân và nhiều công ty chống lại năng lượng mặt trời, phủ nhận biến đổi khí hậu và tài trợ cho các tổ chức “glassroots” để chống lại quá trình sử dụng năng lượng sạch. Nhưng chúng ta sẽ không phải chờ đợi lâu để biết đến các dự báo khoa học về những lo ngại này, chứng kiến những thay đổi lớn đang diễn ra trước mắt.
Cung theo GS Sovacool, để chuyển nhanh sang hệ thống năng lượng mới và sạch thì yêu cầu cần có những dịch chuyển đáng kể trong công nghệ, thể lệ chính trị, chính sách thuế và giá cả, và cả thói quen người tiêu dùng và sử dụng nó.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Australia khẳng định việc khuyến khích sử dụng xe điện có thể giảm lượng khí thải lên đến 47%. GS Ajay Kapoor- Hiệu phó Trường Đại học Kỹ thuật Swinburne cho rằng: “Chúng ta cần làm cho người tiêu dùng thấy rõ sự hấp dẫn về tài chính khi sử dụng xe điện. Điều này có thể làm được bằng các chính sách khuyến khích như giảm thuế, giảm phí đăng ký xe và giảm giá khi đỗ xe nơi công cộng”.