Trong 2 ngày 22, 23/9, tại Phú Thọ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội đã Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thông báo khảo cổ học lần thứ 51 – năm 2016.
Tập huấn khảo cổ dưới nước tại Cù lao Chàm (Hội An).
Hội nghị lần này ghi nhận sự phát triển của ngành khảo cổ dưới nước thông qua những phát hiện mới. Đặc biệt là những tiến bộ trong công nghệ, trình độ, tay nghề của các chuyên gia Việt Nam.
Theo Viện Khảo cổ Việt Nam, trong năm 2016, các thành viên Chương trình khảo cổ học Hàng hải Việt Nam đã tiến hành một loạt hoạt động khảo sát nghiên cứu tại các di tích thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Quảng Ngãi.
Tại khu vực khảo sát di tích Cổng Cái – Sơn Hào (khu di tích Vân Đồn, Quảng Ninh) đã xác định được lớp văn hóa chứa nhiều di vật sành và gốm men thời Trần.
Đặc biệt, thông qua việc khảo sát bằng máy dò kim loại đã phát hiện 234 mục tiêu kim loại. Bên cạnh những di vật sắt thời hiện đại, phát hiện một số di vật như dao đồng, tiền đồng “Nguyên Hựu thông Bảo” thời Tống…
Ngoài ra, việc khảo sát trong khu vực Sơn Hào còn phát hiện một khúc gỗ thân tàu và những khối đã phân bổ ven bờ được xác định có thể được dung để neo tàu, thuyền.
Cũng trong đợt khảo sát này, một số mảnh gốm thô tiền sử đã được phát hiện trên cồn cát gần đền Vân Sơn. Đáng chú ý là các mảnh của một bình gốm men có thể có niên đại vào cuối thiên niên kỷ I sau Công Nguyên.
Còn tại khảo sát di tích Đầm Lái (Đông Triều, Quảng Ninh) đã phát hiện một cọc gỗ có chiều dài từ 1,11m đến 1,8 m.
Mặc dù mảnh gỗ không liên quan đến trận Bạch Đằng năm 1288 nhưng giả thiết ban đầu có thể liên quan đến thời kì tiền sử, vào đầu TK4- cuối TK3 trước công nguyên.
Đặc biệt, trong loạt khảo sát này với nghiên cứu các mảnh tàu đắm Châu Tân (Quảng Ngãi), bằng kỳ thuật quan trắc phục dựng hình ảnh 3D của con tàu thông qua 49 mảnh (trong đó có 47 mảnh thân, sống tàu và 2 mảnh neo tàu) đã phục dựng được một phần của việc nghiên nghiên cứu tại chỗ các tàu đắm nhằm thu thấp đầy đủ các tư liệu khảo cổ…
Bên cạnh những kết quả ban đầu nhờ sự hỗ trợ của công nghệ cũng ghi nhận sự tiến bộ của các chuyên gia Việt Nam.
Thông qua sự hỗ trợ của các thiệt bị hiện đại cũng như giúp sức của các chuyên gia nước ngoài, các chuyên gia Việt Nam đã dần có thể tự thực hành sự dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
TS Lê Thị Liên- Viện Khảo cổ Việt Nam cho biết: Nằm trong biên bản ghi nhớ về hợp tác nghiên cứu khảo cổ dưới nước ở Việt Nam ký kết giữa Viện Khảo cổ và Nhóm nghiên cứu quốc tế Bạch Đằng – Vân Đồn, năm 2016 đã có một đợt nghiên cứu và tập huấn khảo cổ dưới nước được thực hiện tại khu vực Cù lao Chàm (Hội An).
Trong đợt khảo sát quốc tế lần thứ 2 tại Hòn Mồ, với độ sâu từ 18m đến hơn 30m, các nhà khảo cổ Việt Nam đã làm quen và bược đầu được tập huấn sử dụng thiết bị khảo rát ROV.
Cũng theo TS Liên dù đợt tập huấn trong thời gian ngắn những có thể thấy thiết bị ROV hoạt động rất tốt tại vùng biển Cù lao Chàm, các hình ảnh dưới đáy biển được nhận rất rõ và có thể gắp lên những di vật nhỏ để kiểm tra.