Nợ tín chỉ là gì? 1 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ?

Thế Anh 19/08/2023 07:30

Đó là thắc mắc của nhiều tân sinh viên khi năm học mới sắp bắt đầu. Phương thức đào tạo theo tín chỉ tại đại học là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của trường. Nợ tín chỉ là việc sinh viên chưa hoàn thành một số tín chỉ nhất định vì nhiều nguyên nhân khác nhau: không thể qua môn, không đăng ký đủ số lượng tín chỉ theo học trong học kỳ.

Theo quy định hiện nay, không có quy định về số lượng tín chỉ trong 1 năm đại học, tùy theo quy định của các trường đại học. Trên thực tế, các trường sẽ quy định số lượng tín chỉ trong 1 học kỳ mà sinh viên có thể đăng ký căn cứ vào khối lượng kiến thức và chương trình học của các ngành đào tạo. Mỗi học kỳ, trung bình sinh viên đăng ký khoản 30 tín chỉ.

Vậy, nợ tín chỉ thì bị xử lý như thế nào? Căn cứ theo Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định về xử lý kết quả học tập tín chỉ như sau:

1.Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:

a/Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;

b/Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo.

Ngoài ra, theo Điều 12 Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08 về xử lý kết quả học tập theo niên chế, cụ thể:

1.Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả 2 điều kiện sau:

a/Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;

b/Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.

Căn cứ theo quy định hiện nay, trường hợp sinh viên nợ tín chỉ với một số lượng nhất định thì sẽ bị xử lý như sau:

1.Đối với xử lý kết quả học tập theo tín chỉ, sinh viên được cảnh báo học tập nếu như:

-Trường hợp số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa đến cuối mỗi học kỳ chính vượt 24 tín chỉ hoặc số tín chỉ không đạt (nợ môn) trong kỳ vượt quá 50% khối lượng tín chỉ đã đăng ký.

-Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học; dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

-Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên năm nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên năm 2; dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm 3 dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Trường hợp sinh viên bị cảnh báo nhiều lần hoặc mức cảnh bảo vượt quá quy định của nhà trường thì sinh viên sẽ bị buộc thôi học.

2.Đối với xử lý kết quả học tập theo niên chế, sinh viên không đạt tiến độ học tập bình thường và không được học tiếp lên năm học sau nếu:

-Số tín chỉ mà sinh viên nợ đọng từ đầu khóa vượt quá 16 tín chỉ;

-Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm 2 và từ 1,4 đối với năm 3 trở đi.

Ngoài ra, sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:

-Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;

-Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;

-Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nợ tín chỉ là gì? 1 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ?

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO